Trung Quốc hưởng lợi từ việc outsoursing của các nước phương Tây
Khi chi phí lao động Trung Quốc tăng lên, nhiều công ty ngoại quốc đóng cửa cơ xưởng,
chuyển công việc sang các nước khác có chi phí thấp hơn

Trong ba mươi năm qua, Trung Quốc đã tận hưởng xu hướng gia công khoán ngoài, (Outsourcing) do chi phí lao động thấp và trở thành trung tâm sản xuất chế tạo của thế giới. Kinh tế nước này bùng nổ với hàng chục triệu việc làm mở ra khắp nơi. Trong những năm đầu của thập niên 90s, chính phủ nước này đã tuyên bố: “Xin mời tất cả mọi quốc gia chuyển cơ xưởng tới đây, chúng tôi có chi phí thấp nhất thế giới và vài triệu công nhân sẵn lòng làm việc cho quý vị.”

Theo thời gian, khi chi phí lao động Trung Quốc tăng lên, nhiều công ty ngoại quốc đóng cửa cơ xưởng, chuyển công việc sang các nước khác có chi phí thấp hơn. Xu hướng này đã tạo ra một vấn đề lớn cho chính phủ Trung Quốc khi một số rất lớn công nhân bị thất nghiệp và số này mỗi ngày một gia tăng và đến nay đã đến mức trầm trọng. Ngày nay kinh tế Trung Quốc đang trở nên ngày càng bất ổn và mong manh hơn trước.

Mặc dù chính phủ vẫn đưa ra những chỉ số kinh tế “khả quan” nhưng phần lớn những nhà đầu tư quốc tế bắt đầu rút vốn ra, lo sợ tình trạng suy thoái không thể tránh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ngay cả việc chế tạo các sản phẩm để tiêu thụ cho địa phương cũng gập khó khăn do việc gia tăng chi phí lao động. Năm ngoái, nhiều công ty sản xuất trong nước cũng bắt đầu dịch chuyển công việc sang nước khác khiến cho vấn để trở nên trầm trọng hơn nữa cho nền kinh tế nước này.

Theo báo cáo chính phủ, nhiều cơ xưởng lao động kĩ năng thấp như giầy dép, quần áo, đã chuyển sang châu Phi để tận dụng ưu thế chi phí thấp ở đó. Một người chủ chế tạo giầy dép Trung Quốc nói với báo chí: “Ngày nay tôi phải trả lương cho công nhân mười hai đô la một ngày nhưng tôi chỉ trả cho công nhân ở Ethiopia, Congo. Zambia không đến ba đô la để làm cùng việc cho nên không có lí do gì tiếp tục kinh doanh ở Trung Quốc.” Hiện nay châu Phi cũng tương tự như Trung Quốc 30 năm trước. Nó có lao động rẻ, điện rẻ, và các vùng kinh tế đặc biệt nơi công ty nước ngoài không phải đóng thuế. Người ta dự đoán rằng trong vòng mười năm hầu hết các công ty và chế tạo sẽ được tái định vị ở đó. Ngay cả các nước chi phí thấp như Thái lan, Malaysia, Philippines, Việt Nam, và Bangladesh sẽ không có khả năng cạnh tranh với các nước châu Phi.

Các khóa học lập trình tại TechMaster sẽ cung cấp cho bạn những kỹ năng thực tế nhất để có thể xin được việc làm. Với nhiều mô hình đào tạo như online, offline, và FlipLearning...

Với toàn cầu hoá, việc dịch chuyển cơ xưởng sản xuất để lấy ưu thế chi phí thấp không phải là điều gì mới mẻ. Nó đã được làm từ lâu rồi nhưng một số người vẫn không tin nó có thể xảy ra cho quốc gia của họ. Nếu không có biện pháp đối phó và kế hoạch để giảm thiểu rủi ro, hậu quả có thể là thảm hoạ kinh tế. Giải pháp duy nhất là biết tận dụng ưu thế của công nghệ để phát triển và đào tạo những công nhân có kĩ năng cao, được giáo dục cẩn thận, để nắm bắt xu hướng thay đổi của thị trường và giúp mọi người chuyển nhanh tới những việc làm mới tạo ra này.

Để làm điều đó, hệ thống giáo dục phải thay đổi nhanh chóng bằng việc tập trung nhiều hơn vào giáo dục STEM. (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) và đào tạo thêm nhiều giáo viên trẻ và nhiệt tình, từ trình độ tiểu học, trung học đến đại học, để thúc đẩy việc giáo dục khoa học và công nghệ. Mặc dầu mọi nước đều hiểu rằng giáo dục là giải pháp nhưng mọi việc vẫn thay đổi chậm chạp, như không có gì cấp bách. Chẳng hạn, Trung Quốc đã khởi đầu giáo dục STEM trong hơn một thập kỉ qua nhưng kết quả không tiến triển bao nhiêu do hệ thống hành chánh trì trệ quan liêu.

Năm trước khi dạy tại đây, tôi có hỏi một số giáo sư tại sao việc đào tạo công nghệ lại quá chậm như vậy thì một người trả lời: “Việc gì phải vội vã như thế? Chúng tôi cũng phải tận hưởng một lúc đã. Trong những năm gần đây, kinh tế cải thiện do việc sản xuất chế tạo và cuộc sống của chúng tôi được nâng cao thì chúng tôi phải hưởng đã.” Một giáo sư khác nói: “Lúc này là cơ hội để kiếm tiền hơi đâu nghỉ việc gì xa xôi vì nó chưa đến. Trong nhiều năm, chúng tôi đã chịu dựng biết bao khổ sở và bấy giờ được sung sướng nên không ai muốn nghĩ gì đến những việc xa vời.” Một giáo sư người Đức, cũng dạy học ở đây nói nhỏ: "Họ đang thoải mái với phồn vinh kinh tế thì hãy để họ hưởng thụ một chút vì ít lâu nữa họ sẽ phải đối phó với những khó khăn vô vàn mà tôi không nghĩ họ có thể giải quyết. Không có viễn kiến nhìn xa trông rộng, họ không thể hiểu sự thay đổi của công nghệ đến rất nhanh và họ sẽ trở tay không kịp.”

Ấn Độ tập trung cho giáo dục STEM
Ấn Độ tập trung cho giáo dục STEM

Trong khi đó, mặc dầu có dân số lớn như Trung Quốc, nhưng Ấn Độ không hội tụ vào chế tạo sản xuất mà chú trọng vào giáo dục đào tạo trong lĩnh vực STEM để tận dụng ưu thế cho tương lai. Vì có đào tạo vững chắc trong công nghệ thông tin nên ngày nay Ấn Độ chi phối thị trường công nghệ này. Các công ty CNTT Ấn đang bành trướng khắp thế giới khi thiếu hụt công nhân có kĩ năng công nghệ đang xảy ra khắp nơi. Theo một báo cáo của chính phủ, từ thập niên 90 đến nay, Ấn Đó đã “xuất khẩu” trên hai triệu chuyện viên phần mềm đi khắp thế giới; công nghiệp gia công phần mềm Ấn Độ thu về khoảng gần 100 tỷ mỉ kim mỗi năm và tạo ra năm triệu việc làm trong nước.

Một giáo sư kinh tế nói với tôi: “Ngay từ khi dành được độc lập, chúng tôi đã có kế hoạch cải thiện kinh tế nhưng chúng tôi không nhìn ra bên ngoài mà trông cậy vào chính thực lực của dân chúng xứ này. Thủ Tướng Nehru đã chỉ thị rõ ràng: "Giáo dục và đào tạo là ưu tiên số một và phải đầu tư vào dân chúng để nâng cao dân trí trước đã. Khi trình độ giáo dục lên cao mọi việc khác sẽ đến do đó chúng tôi không chú trọng đến cơ xưởng sản xuất như Trung Quốc với những đầu tư tư nước ngoài mà trông cậy vào thực lực của người dân xứ tôi. Rất dễ nhảy vào xu hướng lao động chi phí thấp nhưng đó là tư duy ngắn hạn. Chúng tôi nghĩ về các hậu quả của việc chế tạo sản xuất vì chi phí có thể thấp hôm nay nhưng điều gì sẽ xảy ra ngày mai? Có thể tiếp tục giữ được chi phí thấp mãi không? Điều gì sẽ xảy ra nếu chế tạo chuyển sang nơi khác có chi phí thấp hơn? Chính phủ sẽ làm gì khi hàng triệu công nhân bị thất nghiệp? Đó là lí do tại sao chúng tôi hội tụ vào đầu tư vào giáo dục vì sức mạnh của chúng tôi là “sức mạnh bộ não” chứ không phải “sức mạnh cơ bắp”.

Bài viết của giáo sư John Vũ
Ảnh minh họa tham khảo từ trang web khác.