Lưu ý môi trường lập trình là Mac Mountain Lion 10.8.4
1- Tải bản IntelliJ 13 (Beta Preview) về.
2- Cài đặt Scala thông qua HomeBrew
3- Cài Scala plugin vào IntelliJ. Configure > PluginsPlugins > Install JetBrains plugins, gõ từ Scala để tìm plugin này. Khởi động lại IntelliJ
4- Tìm đường dẫn đến thư mục chạy của Scala
brew list scala

Nếu cài đặt bằng HomeBrew thì nó sẽ là /usr/local/Cellar/scala/2.10.3

5- Tạo một dự án Scala lần đầu tiên cần cấu hình đường dẫn đến trình biên dịch và thư viện Scala. Ở đây sẽ là /usr/local/Cellar/scala/2.10.3/libexec

cấu hình để lập trình scala

Cấu hình đường dẫn tới compiler và library của Scala

6- Nếu thấy cảnh báo version 2.10.3 no /doc/scala-devel-docsdocs/api là do thư mục chưa Scala document không nằm ở đây. Lát nữa sẽ sửa sau cũng không sao cả.
7- Vào thư mục src để tạo một Scala class

lập trình tạo ScalaClass


8- Gõ vài dòng lệnh Scala thử chơi

object scalafun {

  def main(args: Array[String]) {
    println("Hello World")
    val names = Array("Techmaster", "Apple iOS", "Scala")
    names.foreach(e => println(e))
  }
}

9- Biên dịch cái xem sao. Chú ý: Scala là ngôn ngữ biên dịch để chạy trên máy ảo JVM tương tự như Java, như cú pháp gọn, có nhiều tính năng mới, mạnh hơn nhưng functional programming (coi hàm như là biến, kiểu ~ giống khái niệm block trong Objective-C vậy).

lập trình trên giao diện ScalaCode

Việc Debug, gỡ rối Scala trong IntelliJ hoàn toàn làm được. Tương lai của Scala như thế nào mới là phần thú vị, tôi xin trình bày ở bài sau.

object DemoMethod {
  def main(args: Array[String]) {
    println("Hello")
  }
}
object DemoMethod extends App
{
    println("Hello")
}