Chào mọi người, trong bài viết trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về Http và một số phương thức phổ biến của Http request, hôm nay hãy cùng sử dụng những kiến thức đó để học cách sử dụng một công cụ rất quan trọng khi phát triển các project Spring Boot nói chung và REST API nói riêng là Postman nhé.

Postman là gì?

Postman là một công cụ cho phép chúng ta thao tác với API, phổ biến nhất là REST. Postman hiện là một trong những công cụ phổ biến nhất được sử dụng để test các API. Với Postman, ta có thể gọi Rest API mà không cần viết dòng code nào.

Logo của PostmanLogo của Postman

Postman hỗ trợ tất cả các phương thức HTTP (GET, POST, PUT, PATCH, DELETE, …). Bên cạnh đó, nó còn cho phép lưu lại lịch sử các lần request, rất tiện cho việc sử dụng lại khi cần.

Vì sao nên sử dụng Postman?

Postman là một công cụ hiệu quả, mạnh mẽ và dễ sử dụng với mọi đối tượng. Ngoài ra ra công cụ này còn có một và tính năng độc đáo và rất phù hợp để teamwork như:

  • Collections: Postman cho phép người dùng tạo các collections bao gồm các request mà họ đã tạo để lưu lại cho việc sử dụng sau này, cùng với việc lưu trữ các request của chung một server hay mục đích cũng sẽ giúp người dùng tiết kiệm thời gian khi muốn tìm để tái sử dụng.
  • Enviroments: Đây là tính năng giúp người dùng tạo được các config cho từng môi trường test API của mình bằng cách gán giá trị cho một số biến nhất định, ví dụ như url, port, …. Rất phù hợp để điều chỉnh linh hoạt giữa các môi trường khác nhau như alpha, staging, … mà không cần phải tạo request mới.
  • Collaboration: tính năng cho phép những người dùng chia sẻ những requests, collections hay environments với người khác một cách dễ dàng
  • API Testing: đương nhiên rồi, đây là tính năng quan trọng nhất của Postman, người dùng có thể test API của mình dễ dàng với những tính năng mạnh cùng với giao diện thân thiện của Postman.

Giao diện cơ bản của PostmanGiao diện cơ bản của Postman

Trên đây là giao diện người dùng của Postman, các bạn có thể thấy một số những chức năng cơ bản ngay tại cửa sổ này như:

  • New: Tạo mới request, collection, environment, …
  • Import: Import collection hoặc enviroment từ nguồn bên ngoài như file, folder, cURL, …
  • Runner: Kiểm tra tự động hóa, chức năng này mình không hay sử dụng

Chiếm phần lần diện tích cửa sổ là nơi các bạn thao tác với request của mình, chỉ cần điền URL, lựa chọn method và ấn Send là các bạn có thể gọi được API của mình rồi. Ngoài ra, Postman cho phép người dùng tùy chỉnh request với đầy đủ các thành phần như request params, authorizations, headers, request body, … để có thể đáp ứng được việc test các API với những tham số và tùy chỉnh phức tạp.

Lời kết

Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan về Postman, công cụ sẽ đi theo chúng ta trong suốt quá trình phát triển web sau này với Spring. Bài viết tới chúng ta sẽ cùng tạo một ứng dụng CRUD đơn giản với Spring Boot và sử dụng Postman để test sản phẩm của bản thân nhé. Xin chào và hẹn gặp lại.

Lê Sơn,