Techmaster luyện thi chuẩn kỹ năng kỹ sư CNTT Nhật Bản FE

18 tháng 05, 2020 - 4017 lượt xem

Giới thiệu về kỳ sát hạch chuẩn CNTT Nhật Bản

Ở Việt Nam, thị trường nhân lực CNTT chưa bao giờ hết nóng và đóng góp không nhỏ cho điều này là nhờ có sự đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản (không chỉ bao gồm các công ty trong lĩnh vực CNTT mà cả các công ty có nhu cầu về CNTT). Tuy nhu cầu về lao động CNTT ngày càng tăng nhưng nguồn cung chưa bao giờ đủ. Không phải là số lượng người học về CNTT ít mà là tỉ lệ người đạt tiêu chuẩn năng lực các nhà tuyển dụng đưa ra là quá thấp.

Năng lực ở đây không chỉ kỹ năng lập trình mà là sự nhận thức một cách tổng thể. Một số người hay nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ “Kỹ sư CNTT” và “lập trình viên”. Lập trình viên là người viết code theo tài liệu thiết kế của sản phẩm. Còn Kỹ sư CNTT, theo một nghĩa đầy đủ, là người có thể làm tất cả các công việc từ gặp gỡ khách hàng để thu thập thông tin về yêu cầu cho sản phẩm, phân tích yêu cầu và thiết kế sản phẩm, viết code, tạo tài liệu test và thực hiện test, triển khai môi trường và cài đặt sản phẩm, thực hiện bảo trì và nâng cấp.

Với sự hội nhập của các doanh nghiệp Nhật Bản vào thị trường CNTT tại Việt Nam, vấn đề về tiêu chuẩn hóa cách thức làm việc và chất lượng sản phẩm ngày càng được đề cao. Nhận thức được vấn đề này, Nhật Bản cùng một số nước ở Châu Á đã thành lập ITPEC (Information Technology Professional Examination Council - Hội đồng sát hạch công nghệ thông tin) vào tháng 10 năm 2005. ITPEC gồm 7 thành viên: Nhật Bản, Philippines, Thailand, Vietnam, Myanmar, Mongolia, Bangladesh. Trong đó IPA (Cục phát triển thông tin và công nghệ Nhật Bản) thuộc bộ METI (Kinh tế, thương mại, công Nghiệp Nhật Bản)) là nhà tài trợ chính.

ITPEC hợp tác HITC trực thuộc bộ Khoa Học Công Nghệ (trước đây là Vitec có trụ sở tại khu Công Nghệ Cao Láng Hoà Lạc) là đầu mối đại diện tổ chức kỳ thi sát hạch IP (Information Passport), FE (Fundamental Engineering), AP (Application Programming). Mức độ khó và chuyên sâu sẽ tăng dần từ IP đến FE và sau cùng là AP.

Chuẩn Kỹ năng Kỹ sư CNTT Nền tảng (FE - Fundamental Engineer) là tiêu chuẩn đưa ra bởi hội đồng ITPEC nhằm đánh giá một người ở khả năng làm việc như một thành viên trong nhóm phát triển sản phẩm CNTT. FE đánh giá khả năng suy nghĩ logic, nắm bắt xử lý vấn đề đối với nhiều lĩnh vực như phân tích thuật toán, mạng, cơ sở dữ liệu, an toàn bảo mật, quản lý dự án…

Nền tảng ~ Fundamental ở đây không có nghĩa là đơn giản. Nền tảng ở đây được hiểu là khi đã vững kiến thức thì học bất kỳ ngôn ngữ lập trình, framework hay công nghệ nào cũng dễ dàng, chắc chắn. Nền tảng là cái gốc để các lập trình viên, kỹ sư CNTT có thể nói chuyện, giao tiếp thoải mái với nhau và với khách hàng.

Trong những năm gần đây, chứng chỉ FE dần trở thành một trong những chứng chỉ được ưa chuộng trong giới CNTT. Khác với những chứng chỉ đòi hỏi chuyên môn sâu vào một ngôn ngữ lập trình hay môi trường hệ thống cụ thể. FE tiếp cận CNTT một cách tổng thể, cho dù đối tượng sản phẩm là gì, viết bằng ngôn ngữ nào, môi trường nào, quy mô như thế nào thì cũng sẽ có một cách tiếp cận logic để từ đó giải quyết được vấn đề. Đấy cũng là cách làm của người Nhật và hầu hết các công ty CNTT ở Nhật đều yêu cầu nhân viên phải đạt được chuẩn FE nhằm đồng bộ hóa về trình độ của nhân lực để tạo đà phát triển cho sản xuất.

Tỷ lệ đỗ của kỳ thi FE

Tỉ lệ đỗ trung bình của kỳ thi FE tại Việt Nam là khoảng trên dưới 30%. Trong một vài năm trở lại đây thì tỉ lệ đỗ đã vượt quá 30%, tốt hơn trước. Kỳ thi FE có độ khó cao nhưng tỉ lệ đỗ như vậy là không hề tồi. Đặc biệt là có nhiều người dự thi là những người đang hướng tới các công việc về IT hay những người đã làm việc thực tế trong lĩnh vực này. Dù là tỉ lệ đỗ đã tăng lên, nhưng nếu không học chắc mà đã đi thi thì sẽ rất khó có thể vượt qua. 

Độ khó của kỳ thi FE

Kỳ thi FE được chia thành 2 buổi (sáng và chiều), cả 2 buổi thi đều có độ khó cao. Các câu hỏi của kỳ thi sáng tập trung vào các kiến thức của lĩnh vực IT như, Kiến trúc máy tính, Mạng, Bảo mật, Cơ sở dữ liệu hay các kiến thức bên lề như Quản trị doanh nghiệp, Quản trị dự án, Chiến lược CNTT, Dịch vụ CNTT. Người dự thi cần phải nhớ một cách toàn diện, không thể đỗ với lượng kiến thức nửa chừng. Đặc trưng của kỳ thi chiều đó là, các vấn đề rất dài nên sẽ mất thời gian để giải quyết từng vấn đề một. Các vấn đề về Algorithm là phần khiến người dự thi gặp khó khăn nhất.

Lợi ích của chứng chỉ FE

  • Thể hiện khả năng và năng lực CNTT theo các chuẩn kỹ năng đã được công nhận và có uy tín cao
  • Lợi thế khi ứng tuyển vào các công ty CNTT nước ngoài nói chung và công ty CNTT của Nhật nói riêng
  • Nếu muốn sang Nhật làm việc lâu dài trong lĩnh vực CNTT, chứng chỉ FE có thể thay thế bằng đại học khi xin Visa dài hạn
  • Được cộng điểm nếu muốn vĩnh trú tại Nhật
  • Là tiền đề để tiếp tục chinh phục những chứng chỉ cao hơn (AP, PM…) – những chứng chỉ cần thiết khi đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong một công ty.

Japan Visa Requirements: Do I need a Visa for Japan? - Japan Rail Pass

Đối tượng tham gia thi

  • Sinh viên CNTT muốn hoàn thiện và khẳng định năng lực
  • Bất kỳ ai muốn làm CNTT một cách chuyên nghiệp cần được sát hạch kiểm tra kiến thức
  • Lập trình viên không có bằng CNTT muốn xin visa làm việc tại Nhật Bản hoặc các nhóm phần mềm muốn gia công cho Nhật cần có những thành viên được xác nhận đạt tiêu chuẩn kỹ sư CNTT chuẩn Nhật Bản

Cách ôn thi và chuẩn bị thi

Lượng kiến thức của FE lớn, nếu dành thời gian để đọc tất cả những tài liệu về những vấn đề liên quan để hiểu một cách chuyên sâu thì có lẽ một, hai năm thời gian để chuẩn bị cũng không đủ. Tuy nhiên, thực tế để đạt được FE không yêu cầu điều này. Câu hỏi của một đề thi FE bao giờ cũng được đặt ra một cách logic, cái bạn cần làm là nắm được mối liên hệ giữa câu hỏi và những dữ kiện được đưa ra. Chuẩn FE không đánh giá xem một Kỹ sư CNTT có biết hết mọi kiến thức CNTT cơ bản hay không mà đối tượng là những người nắm được những thông tin cơ bản nhất, có thể đối mặt với đa dạng vấn đề và tìm hướng giải quyết những vấn đề đó một cách tuần tự. Thời gian chuẩn bị thi có lẽ ba tháng là đủ.

Một điểm đáng chú ý đối với các bạn quan tâm đến việc đạt chuẩn FE. Tuy rằng đề FE mang tính quốc tế, luôn được dịch song ngữ: tiếng Anh và tiếng bản địa, các thuật ngữ CNTT vẫn luôn lấy cơ sở là tiếng Anh nên các bạn nào giỏi Anh ngữ sẽ có nhiều lợi thế. Những câu hỏi nặng về lý thuyết nên đọc nội dung tiếng Anh để nhìn ra được các từ khóa còn phần tiếng Việt chỉ nên để tham khảo.

Đăng ký thi

Các bạn cần vào trang chủ của kỳ thi này https://vitec.org.vn/index.php/vi/ để xem thông báo chính thức. Hàng năm sẽ có 2 đợt thi tháng 4 và tháng 10. Mỗi đợt thi sẽ thi đồng loạt tại Hà nội - Đà Nẵng và tp Hồ Chí Minh. Thi 2 đề sáng và chiều. Độ khó và áp lực cũng tương đối. Nếu thí sinh chỉ đạt qua một phần sẽ được bảo lưu kết quả để hoàn thành trong kỳ thi tiếp theo. Bạn cần liên hệ đăng ký thi hãy liên hệ anh Trần Xuân Phương, email: phuongtx@vitec.org.vn, điện thoại: 024.62596274; 0904.609.959.

Mức lệ phí thi hiện nay là 1.5 triệu VND, rẻ hơn khá nhiều lệ phí thi chứng chỉ Oracle khoảng 150-200 USD.

Lớp luyện thi FE tại Techmaster

Từ 1/6 Techmaster sẽ tuyển sinh lớp luyện thi FE cho mọi đối tượng kể cả sinh viên, cựu sinh viên Techmaster. Thời lượng: 24 buổi (mỗi buổi 2.5 tiếng) học trong 3 tháng. Học một tuần 2 buổi tối, phòng lab + 1 tiếng trả lời hỏi đáp. Học phí 6 triệu VND. Lớp học tối sẽ được tổ chức tại tầng 12A, Viwaseen Tower, 48 Tố Hữu, Nam Từ Liêm.
Lớp luyện thi ban ngày sẽ tổ chức ở 14 ngõ 4, Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng.
Liên hệ đăng ký học: thầy Phạm Tiến Thành, email: thanhpt@techmaster.vn, số di động 0988565830

Để phục vụ yêu cầu đề thi FE buổi sáng:

  1. Lý thuyết cơ bản
  2. Hệ thống máy tính
  3. Thành phần công nghệ
  4. Phát triển và vận hành hệ thống
  5. Quản lý dự án
  6. Quản lý dịch vụ
  7. Chiến lược hệ thống
  8. Chiến lược kinh doanh
  9. Doanh nghiệp và pháp lý

Để phục vụ yêu cầu đề thi FE buổi chiều:

  1. Bảo mật
  2. Phần cứng
  3. Cơ sở dữ liệu
  4. Mạng
  5. Thiết kế chương trình
  6. Thuật toán
  7. Lập trình Java

 

 

Đăng ký ngay để nhận được tư vấn

email: nguyen@techmsater.vn

điện thoại: 0962485001

Bình luận

avatar
Trường Đặng 2020-05-23 10:53:48.302 +0000 UTC
Tôi không phải sinh viên Techmaster. Tôi có thể đăng ký học "Lớp luyện thi FE tại Techmaster"?
Trịnh Minh Cường
Trịnh Minh Cường 2020-05-23 11:09:56.493786 +0000 UTC
Được bạn nhé. Bạn liên hệ cuong@techmaster.vn
Trường Đặng
Trường Đặng 2020-05-30 14:51:36.66137 +0000 UTC
Chào anh Cường. Ngày 23/05/2020, em có gửi email qua cho anh. Nhờ anh giúp đỡ em thủ tục để đăng ký học "Lớp luyện thi FE tại Techmaster" nhưng chưa nhận được phản hồi. Anh có thể xem lại giúp em.
Avatar
avatar
Roy Owen 2021-07-14 03:18:47.890094 +0000 UTC

Tôi không phải sinh viên Techmaster. Tôi có thể đăng ký học "Lớp luyện thi FE tại Techmaster"?

Avatar
* Vui lòng trước khi bình luận.
Ảnh đại diện
  +12 Thích
+12