Bài viết được dịch từ trang web Instructables

Học điện tử cơ bản đến nâng cao

Timer 555 là một trong các mạch tích hợp (IC) đơn giản và được biết đến rộng rãi nhất trên thị trường. Nó có thể được sử dụng trong nhiều chế độ khác nhau như: ổn định đơn (monostable), không ổn định (astable), và ổn định kép (bistable), với mỗi chế độ sử dụng để tạo ra một hiệu ứng cụ thể. Đối với bài hướng dẫn này chúng ta sẽ tập trung vào việc sử dụng Timer 555 trong chế độ Astable cho điều chế độ rộng xung để tạo ra một hiệu ứng đèn LED mờ dần. Chế độ Astable của Timer 555 cho kết quả đầu ra một tín hiệu xung dao động như là một bộ chuyển mạch giữa các trạng thái bật và tắt ở một tần số và bước sóng phụ thuộc vào điện trở và tụ điện của mạch. Các mức cao và thấp của tín hiệu xung sẽ tạo hiệu ứng sáng dần và mờ dần của đèn LED.

Bước 1: Các thành phần của mạch

Học điện tử chất lượng nhất

Dưới đây là những linh kiện chúng ta cần chuẩn bị:

  • Timer 555, điện trở 20k ohm, 2K Ohm (tùy thuộc vào LED của bạn và mức độ sáng mong muốn mà bạn có thể cần một giá trị thấp hơn.)
  • Tụ  220μF, transistor NPN (tôi sử dụng loại  2N2222), LED, nguồn 9V, các dây nhảy và bo mạch khung.
Khóa học điện tử thực hành 20 buổi tại phòng lab hiện đại, đầy đủ thiết bị cho sinh viên thực hành. Cơ hội tốt nhất, dễ nhất cho mọi người bắt đầu nghiên cứu thực hành IoT.

Bước 2: IC Timer 555 

Học điện tử cơ bản đến nâng cao

Học điện tử cơ bản đến nâng cao

Timer 555 có 8 chân, từng chân có một chức năng cụ thể. Các chân được định hướng theo vết chấm chỉ số trên chip. Trong hình trên, dấu chấm nằm ở góc dưới bên trái của chip, đại diện cho vị trí của chân 1. Phần còn lại của các chân theo thứ tự từ trái sang phải ở dãy dưới, và phải sang trái ở dãy trên theo chiều ngược kim đồng hồ từ chân 1 tới chân 8, cuối cùng ta thấy chân 8 nằm phía trên đầu chân 1.

Bước 3: Kết nối dây dẫn cho mạch

Học điện tử cơ bản đến nâng cao

Học điện tử cơ bản đến nâng cao

Việc kết nối thực hiện theo sơ đồ mạch và đảm bảo rằng các chân của bộ Timer 555 được định vị một cách chính xác và tất cả các thành phần phân cực (nguồn cung cấp, tụ, bóng bán dẫn, LED) được định hướng vào đúng vị trí. Chân 1 Timer 555 được nối đất (-). Chân 2 được nối với chân 6 và kết nối với chân dương của tụ 220 μF. Chân 3 được kết nối với điện trở 20K Ω và liên kết giữa chân Base của bóng bán dẫn NPN và dương tụ điện. Chân 4 được nối với chân 8 và kết nối với cực dương (+) nguồn. Chân Collector của transistor NPN được nối với cực dương (+) nguồn, trong khi chân Emitter được kết nối với điện trở 2K Ω. Các đèn LED được kết nối với đầu kia của điện trở 2K Ω và GND(-). Chân 5 và 7 không được sử dụng. Kiểm tra lại mạch để phát hiện bất kỳ sai sót nào nữa không và sau đó kết nối với nguồn 9V. Các LED nên bắt đầu làm sáng dần và mờ dần một cách từ từ.

Bước 4: Sự điều chỉnh thay đổi thêm trong mạch điện

Tốc độ của đèn LED sáng dần và mờ dần có thể dễ dàng được thay đổi bằng cách chọn cao hơn hoặc thấp hơn các giá trị khác nhau của điện trở hoặc tụ. Thậm chí bạn có thể thêm một biến trở tuyến tính hoặc điện trở quang ở vị trí của điện trở 20K Ω và điều chỉnh để tác động đến hiệu ứng hoạt động của đèn LED. Loại bỏ bóng bán dẫn transistor sẽ tạo ra một hiệu ứng LED nhấp nháy thay vì việc làm mờ dần. Bạn cũng có thể kết nối mạch với một bộ hiện sóng (Oscilloscope) và xem trực tiếp tín hiệu xung được tạo ra như thế nào bởi Timer 555.