Bài viết được dịch từ trang web Instructables

Học điện tử cơ bản đến nâng cao trực tuyến

Giới thiệu cách làm một chiếc đàn Piano điện tử đơn giản sử dụng bộ định thời Timer 555.

Các linh kiện cần chuẩn bị:

  • 1 x Timer 555 
  • 8 x nút bấm 
  • 1 x Tụ 100 nF 
  • 1 x Điện trở các loại: 390Ω , 620Ω , 910Ω , 2 x 1kΩ , 1.1kΩ , 1.3kΩ , 1.5kΩ , 6.2kΩ 
  • 1 x Loa chíp (Piezo buzzer)
  • Dây nối
  • 1 x Pin 9V và dây có đầu nối
  • 1 x Board thực nghiệm

Bước 1: Sơ đồ mạch điện

Học điện tử cơ bản đến nâng cao trực tuyến

Minh họa bố trí linh kiện trên Bread board

Học điện tử cơ bản đến nâng cao trực tuyến

Việc chế tạo Piano này ứng dụng chế độ dao động (Astable Mode) của IC Timer 555 để tạo các giai điệu phát ra loa. Mỗi nốt nhạc có một tần số chính, đó là số lần dao động trên mỗi giây. Tần số được tạo thành bởi Timer 555 trong chế độ dao động phụ thuộc các giá trị của tụ điện C và 2 điện trở Ra, Rb theo công thức:

Học điện tử cơ bản đến nâng cao trực tuyến

Trong công thức trên, để tính Rb theo tần số của mỗi nốt nhạc, chọn Ra = 1 k ohm, C = 100 nF. Do đó bây giờ điện trở Rb quyết định giai điệu nhạc.

Công thức tính Rb:

Học điện tử cơ bản đến nâng cao trực tuyến

Bảng lựa chọn các điện trở đấu nối vào mạch theo tần số các nốt nhạc:

NoteTần số (Hz)RB(Ω)Điện trở(s)
C5523131511.5kΩ + 1.3kΩ + 620Ω + 1.1kΩ + 1kΩ + 910Ω + 390Ω + 6.2kΩ
D5587116621.3kΩ + 620Ω + 1.1kΩ + 1kΩ + 910Ω + 390Ω + 6.2kΩ
E565910335620Ω + 1.1kΩ + 1kΩ + 910Ω + 390Ω + 6.2kΩ
F569897271.1kΩ + 1kΩ + 910Ω + 390Ω + 6.2kΩ
G578486111kΩ + 910Ω + 390Ω + 6.2kΩ
A58807617910Ω + 390Ω + 6.2kΩ
B59886731390Ω + 6.2kΩ
C6104763256.2kΩ

Sơ đồ nguyên lý mạch:

Học điện tử cơ bản đến nâng cao trực tuyến

Với  Rb được thay thế bằng một dãy các điện trở mắc nối tiếp để gắn các nút ấn đóng/ngắt để thay đổi giá trị Rb, ta có sơ đồ như sau: 

Học điện tử cơ bản đến nâng cao trực tuyến

Bước 2: Ráp mạch lên board thực nghiệm

Hình vẽ minh họa ráp linh kiện lên board:  

Học điện tử cơ bản đến nâng cao trực tuyến

Học điện tử cơ bản đến nâng cao trực tuyến

Dãy chân trên cùng của board ta cấp +Vcc, dãy dưới cùng là Gnd (nguồn 9V).

Tiến hành gắn linh kiện lên board theo sơ đồ nguyên lý ở trên. 

Sơ đồ bố trí chân của Timer 555:

Học điện tử cơ bản đến nâng cao trực tuyến

Chân 1: GND, chân 2: Trigger, chân 3: Output, chân 4: Reset, chân 5: Control Vontage, chân 6: Threshold, chân 7: Discharge, chân 8: Vcc.

Theo sơ đồ mạch, ta thấy chân 2 và chân 6 của Timer 555 được nối với nhau (trong hình là dây màu xanh lá cây). Chân 1 nối GND, chân 4 nối chân 8 và nối +Vcc. Điện trở  Ra = 1 k ohm (nâu-đen-đỏ) nối với chân 7 Timer 555, đầu kia nối +Vcc. Kết nối tụ giữa chân 1 và chân 2 của Timer 555. Nối cực dương loa (Piezo Buzzer ) với chân 3, âm loa nối GND.

Gắn các nút ấn và dãy điện trở mắc nối tiếp (Rb) vào board. Nối chân 7 với điện trở đầu tiên 6,2 kilo Ohm (xanh dương-đỏ-đỏ) của dãy trở nối tiếp (dây màu vàng trong hình). Tiếp tục gắn đủ các điện trở nối tiếp và các nút ấn như hình vẽ (chú ý khi gắn ta để ý điểm nối giữa 2 điện trở nối tiếp gióng thẳng hàng xuống chân dưới bên phải của nút ấn để nối thẳng dây dẫn). Tại các nút ấn thì chân dưới bên trái các nút nối với nhau và nối tới chân 2 của Timer 555 còn chân dưới bên phải nối lên điểm nối của 2 điện trở mắc nối tiếp. Chân 5 nối Gnd qua tụ. Các điện trở mắc nối tiếp theo thứ tự từ phải sang trái sẽ là:

  • 390Ω (cam-trắng-nâu)
  • 910Ω (trắng-nâu-nâu)
  • 1kΩ (nâu-đen-đỏ)
  • 1.1kΩ (nâu-nâu-đỏ)
  • 620Ω (xanh-đỏ-nâu)
  • 1.3kΩ (nâu-cam-đỏ)
  • 1.5kΩ (nâu-xanh-đỏ)

Sau khi gắn xong, cấp nguồn 9V và chơi nhạc bằng các nút ấn.

Video minh họa sản phẩm:

Tham khảo:

Khóa học Điện tử Thực hành tại TechMaster được dạy qua những thí nghiệm, mạch thực tế: nhìn được, đo được. Thiết bị hiện đại, đầy đủ, cho từng học viên. Giảng viên kinh nghiệm, tận tình hướng dẫn. Kiến thức căn bản thực tế áp dụng cho IoT và các kỹ thuật nâng cao... Thông tin chi tiết bạn xem tại đây.