Tích hợp CloudFlare với WordPress

CloudFlare hiện nay là một trong những CDNs hàng đầu trên web. Nó có chiến lược đặt máy chủ trên khắp thế giới nhằm giảm thời gian tải website của bạn bằng cách phục vụ các file tĩnh như hình ảnh, video, CSS, JavaScript từ trung tâm dữ liệu được đặt gần người truy cập website nhất.

Trong hướng dẫn này, bạn sẽ học cách tích hợp CloudFlare vào trang WordPress của bạn.

Tốc độ và bảo mật là hai trong số những thông số hiệu suất website thường xuyên được bàn tới nhất giữa các lập trình viên và người thiết kế. Không chỉ khiến họ có những tác động trực tiếp tới người dùng đầu cuối mà họ còn có thể tin tưởng mạnh mẽ vào những số liệu thống kê của Google khi xác định thứ hạng tìm kiếm của website. Qua nhiều năm, Google đã nhiều lần làm rõ vấn đề rằng thời gian tải trang web là một yếu tố quan trọng để phân tích và xếp hạng website.

Khi bạn phân tích hiệu suất và tốc độc website của bạn bằng công cụ Google’s Page Speed Insights, sử dụng một CDN hay mạng lưới phân phối nội dung thông thường sẽ là một gợi ý quan trọng nếu hiệu suất của website thấp. Bạn chưa hiểu CDN là gì? Hãy tiếp tục đọc bài viết này!

Trong hướng dẫn này, bạn sẽ được học chi tiết về một CDN mang tên CloudFlare. Tôi cũng sẽ giải thích các khái niệm cơ bản và lơi ích của một CDN để bạn không nhầm lẫn về chủ đề này.

Mạng lưới phân phối nội dung (Content Delivery Network) là cái gì?

Trong thuật ngữ đơn giản, khi bạn mua một tên miền và dịch vụ host website, công ty cung cấp host lưu trữ tất cả dữ liệu trong một trung tâm dữ liệu được đặt ở một thành phố nào đó. Khi có ai đó vào website của bạn, một yêu cầu được gửi từ trình duyệt web của người dùng tới trung tâm dữ liệu đang lưu trữ website của bạn, sau đó tải về máy tính của người dùng. Tốc độ tải trang của bạn sẽ khác nhau tùy thuộc vào khoảng cách giữa vị trí của người dùng website và trung tâm dữ liệu lưu trữ các tập tin website của bạn. Trong hầu hết các trường hợp, việc này gây ra độ trễ về thời gian tải trang vì các yêu cầu khác nhau được tiếp tục gửi từ máy tính của người dùng tới trung tâm dữ liệu của bạn.

Một mạng lưới phân phối nội dung giải quyết vấn đề này bằng cách đặt các bản sao dữ liệu tĩnh trong website của bạn ở nhiều trung tâm dư liệu tại nhiều vị trí địa lý khác nhau. Khi ai đó vào website của bạn, một CDN phục vụ dữ liệu website của bạn từ trung tâm dữ liệu gần với người truy cập nhất. Tự nhiên kết quả tải trang sẽ nhanh hơn và giảm tỉ lệ người rời khỏi website của bạn (bounce rate).

Lợi ích của CDN

Lợi ích chính của một CDN là tăng tốc độ tải trang web một cách đáng kể. Lợi ích này lại tạo ra các lợi thế khác. Dưới đây là một cái nhìn ngắn gọn về một vài lợi thế trong đó.

Tăng khả năng tiếp cận

Đối với bất kỳ domain đơn lẻ nào, các trình duyệt có một giới hạn về số lượng kết nối đồng thời. Ví dụ, nếu một trình duyệt cho phép 4 kết nối đồng thời tới một domain, và một người dùng đang cùng lúc tải về 4 file khác nhau từ domain đó, vậy thì người dùng đó phải chờ ít nhất một trong số các tác vụ tải đó hoàn thành thì mới có thể bắt đầu tải file thứ năm. Thế nhưng nhờ có CDN lưu trữ các file trên các domain khác nhau, website sử dụng CDN có thể cho phép nhiều kết nối đồng thời hơn cho mỗi người dùng.

Giảm tỉ lệ rời website

Tăng tốc độ, một hiệu quả khi sử dụng CDN, dẫn tới kết quả giảm thiểu được tỉ lệ rời bỏ website của bạn. Google sử dụng tỉ lệ rời bỏ này như một chỉ số thích hợp cho các trang web. Tỉ lệ rời bỏ thấp sẽ cải thiện thứ hạng tìm kiếm của bạn.

Quản lý truy cập tốt hơn

Bằng cách sử dụng CDN, website của bạn sẽ được trang bị tốt hơn để xử lý tăng lượng truy cập. Như vậy cho dù có một thời điểm lương truy cập đột ngột tăng thì website của bạn vẫn duy trì trực tuyến được.

Bảo mật web tốt hơn

CDNs cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc lọc ra những kẻ gửi thư rác, phần mềm độc hại và tấn công DDOS. Đa số CDN cung cấp hệ thống lọc để phân tích các dữ liệu truy cập của bạn và trong suốt thời gian đó lập một danh sách các khách truy cập có khả năng gây nguy hại hoặc bị cấm và ngăn chặn họ gây ra bất kỳ tổn hại nào cho trang web của bạn.

Giảm chi phí cho trang web

Nếu bạn đang sử dụng một dịch vụ hosting giới hạn băng thông, một CDN có thể giảm chi phí trang web của bạn một cách đáng kể bằng cách phục vụ tất cả các file tĩnh của bạn từ các máy chủ của CDN. Việc này sẽ giảm tải trên băng thông website của bạn và cho phép bạn phục vụ nhiều dữ liệu hơn với cùng một mức giá thành.

CloudFlare CDN là cái gì?

CloudFlare là một trong các CDN hàng đầu cho web hiện nay. Cũng như các CDN khác, CloudFlare có chiến lược đặt máy chủ trên khắp thế giới nhằm giảm thời gian tải website của bạn bằng cách phục vụ các file tĩnh như hình ảnh, video, CSS, JavaScript từ trung tâm dữ liệu được đặt gần người truy cập website nhất. Ngoài ra, CloudFlare tối ưu hóa tốc độ tải trang web của bạn bằng cách nén các tập tin JavaScript.

tích hợp cloudFlare vào wordpress

Lợi thế với CloudFlare, ngoài máy chủ vị trí chiến lược của nó, là một khối lượng lớn người sử dụng trên khắp thế giới sử dụng dịch vụ của mình. Do có cộng đồng người sử dụng lớn, CloudFlare có dữ liệu tốt hơn và nâng cao hơn về các mối đe dọa bảo mật trực tuyến khác nhau so với CDN khác.

Khi một mối đe dọa bảo mật được xác định trên website của bất kỳ người dùng CloudFlare nào, nó ngay lập tức được thêm vào cơ sở dữ liệu trung tâm của họ từ nơi mà tất cả các máy chủ của nó được thông báo về các mối đe dọa. Điều này làm giảm mạnh bất kỳ mối đe dọa tiềm năng nào đối với người sử dụng CloudFlare.

Bởi vì các tính năng linh hoạt, chất lượng dịch vụ và số lượng người dùng tại CloudFlare, một số công ty lưu trữ web hàng đầu, như Bluehost và HostGator, hiện cung cấp nó như là một dịch vụ được đề nghị cùng với kế hoạch lưu trữ tiêu chuẩn của họ.

Cấu hình CloudFlare cho trang WordPress của bạn

Có hai cách để cấu hình CloudFlare cho website hoặc blog WordPress. Không quan trọng việc website của bạn xây dựng trên nền tảng nào hay là bạn có quyền đổi tên server hay không. Dưới đây là hai phương pháp để bạn thực hiện điều đó:

Cấu hình qua cPanel của hosting

Như đã nói trước đó, các dịch vụ hosting như Bluehost và HostGator đề xuất CloudFlare như là một tùy chọn bổ sung trong trình quản lý cPanel của họ.

cấu hình cloudflare trên cpanel

Bước 1

Để bắt đầu tự động cài đặt, bạn kích vào biểu tượng CloudFlare trên cPanel. Trong bài viết này tôi ví dụ khi sử dụng dịch vụ lưu trữ của HostMonster. Dưới đây là kết quả khi bạn kích vào biểu tượng CloudFlare.

đăng ký dịch vụ cloudFlare

Tại đây bạn sẽ được đề xuất đăng ký một tài khoản miễn phí trên CloudFlare. Nếu bạn đã có tài khoản thì chỉ cần đăng nhập với thông tin bạn đã đăng ký.

Bước 2

Khi bạn đã đăng nhập vào, bạn sẽ thấy một danh sách các tên miền thích hợp với tài khoản lưu trữ của bạn.

Học lập trình trực tuyến

Ở hình trên tôi đã xóa tên các tên miền vì lý do bảo mật, tuy nhiên các bạn có thể thấy trạng thái của mỗi tên miền. Đám mây màu xám tượng trưng cho tên miền hiện tại không được kích hoạt trên CloudFlare còn đám mây màu da cam thì thể hiện cho các tên miền đang sử dụng CDN CloudFlare.

Bước 3

Để bật CloudFlare cho bất kỳ domain nào, chỉ cần kích vào đường link Active ngay bên cạnh nó. Vậy thôi, bạn chẳng cần phải làm thêm gì nữa! Dịch vụ lưu trữ của bạn sẽ thay đổi tên máy chủ và các cấu hình khác thay bạn.

Các bạn nên nhớ, cách này chỉ kích hoạt phần lớn phiên bản miễn phí của CloudFlare. Để kích hoạt phiên bản tính phí thì bạn cần chọn từ các gói CDN trên website của CloudFlare.

Tự cấu hình CloudFlare từ website của CloudFlare.

Để tự tay cấu hình CloudFlare cho website của bạn, bạn cần hoàn thành các bước sau.

Bước 1

Truy cập website CloudFlare, đăng ký một tài khoản miễn phí.

đăng ký tài khoản cloudFlare

Bước 2

Thêm địa chỉ website của bạn, chờ CloudFlare tìm kiếm trong các bản ghi có sẵn của nó. Thông thường bạn sẽ mất khoảng 50-60s chờ bước này hoàn thành.

Học lập trình trực tuyến

Bước 3

Bạn sẽ được thấy một danh sách các tên miền và tên miền phụ khác nhau của chúng cũng như các địa chỉ mà chúng được trỏ tới. Tại đây, bạn có các tùy chọn giữ hoặc xóa các tên miền khác nhau khỏi máy chủ CloudFlare.

Học lập trình căn bản

Tương tự như ở cách 1, các tên miền được kích hoạt hoặc vô hiệu được chỉ ra bởi các đám mây màu da cam và màu xám. Sau khi xác thực hồ sơ của bạn và thực hiện các thay đổi cần thiếu (nếu có), bạn có thể tiếp tục với bước tiếp theo.

Bước 4

Tới bước này, bạn sẽ được yêu cầu chọn một gói dịch vụ cho tài khoản CloudFlare của bạn. Có ba thiết lập chính là mức giá, hiệu suất và bảo mật.

Học lập trình hiệu quả

Các mức giá bạn có thể chọn bao gồm bản miễn phí (Free Plan), bản chuyên nghiệp (Pro Plan) và bản dành cho doanh nghiệp (Business Plan). Dưới đây là một số tính năng chính ứng với các mức giá:

Học lập trình online

 

Các lựa chọn hiệu suất gồm có: chỉ có CDN (CDN only), CDN và các biện pháp tối ưu cơ bản (CDN + basic optimisations), CDN và tất cả các biện pháp tối ưu (CDN + full optimisations).

Học lập trình nâng cao

Cuối cùng, bạn có các lựa chọn về bảo mật:

Học lập trình tốt

Bước 5

Khi đã hoàn thành các thiết lập gói của bạn, bạn sẽ được điều hướng tới trang cuối cùng để nhận tên máy chủ CDN của bạn. Bạn cần copy tên máy chủ CDN này vào thiết lập CND trên domain của bạn và thay thế thiết lập hiện thời bằng tên mới copy kia. Quá trình thay đổi này sẽ tốn thời gian từ 1 tới 48 giờ.

Các tính năng bổ sung của CloudFlare

Bạn có thể tăng cường trải nghiệm CloudFlare của mình với một số tính năng vùa tùy chọn bổ sung.

Học lập trình thực tế

Ứng dụng

Có một số ứng dụng miễn phí hoặc tính phí có thể sử dụng để thêm các trang hay chức năng vào website của bạn. Mỗi ứng dụng cần được cài đặt riêng biệt.

Học lập trình kiếm việc làm

Thống kê

Bạn có thể xem thông tin thống kê cho mỗi tên miền trên CloudFlare bằng cách kích vào đường link Analytisc trên trang quản trị website. CloudFlare đưa ra các thống kê toàn diện được tập hợp trực tiếp từ máy chủ của bạn.

Kiểm soát các mối đe dọa

Tại đây bạn có thể xem danh sách các đại chỉ IP từ các vùng khác nhau có thể gây hại tới sự bảo mật website của bạn. Bạn cũng được thấy danh sách các địa chỉ IP đã thử tấn công gây hại nhưng thất bại. Qua đó, bạn có thể chọn chặn các IP đó ngay lập tức nếu muốn.

Học lập trình nâng cao

Plugin CloudFlare cho WordPress

CloudFlare cũng có một plugin dành riêng cho người dùng WordPress. Mục đính cơ bản của plugin này là để chắc chắn các thông tin chính xác và địa chỉ IP xuất hiện trên các bình luận được đăng lên trang web của bạn. Nó cho phép bạn báo cáo người dùng spam trực tiếp với máy chủ CloudFlare, nhờ đó họ có thể chặn các hành động spam này.

cloudflare for wordpress

Kết luận

Sử dụng CDN CloudFlare có thể cải thiện mạnh mẽ hiệu suất chung và khả năng bảo mật website của bạn. CloudFlare đang là CDN hàng đầu trên web giúp người dùng nó cải thiện toàn diện tốc độ và bảo mật.

Đối với người dùng trang web quy mô nhỏ và vừa hoặc blog, ngay cả phiên bản miễn phí của CloudFlare cũng đủ tốt để cải thiện hiệu suất chugn của trang web. Tuy nhiên, các blog có lượng truy cập lớn hoặc website doanh nghiệp nên quan tâm tới các giói tính phí của CloudFlare để đảm bảo tối đa tính bảo mật và tốc độ của trang web.

Bạn có thắc mắc hay câu hỏi nào? Hãy để lại bình luận dưới bài viết này để chia sẻ cùng chúng tôi.

Nguồn: http://code.tutsplus.com/