Series Spring Boot từ con số 0

  1. Spring Boot 1: Hướng dẫn Component và Autowired
  2. Spring Boot 2: Autowired - Primary - Qualifier
  3. Spring Boot 3: Spring Bean Life Cycle + PostConstruct và PreDestroy
  4. Spring Boot 4: Component - Service - Repository
  5. Spring Boot 5 : Component Scan là gì?
  6. Spring Boot 6 : Configuration và Bean
  7. Spring Boot 7: Spring Boot Application Config và @Value
  8. Spring Boot 8 : Tạo Web Helloworld với @Controller + Thymeleaf
  9. Spring Boot 9: Giải thích cách Thymeleaf vận hành + Expression + Demo Full
  10. Spring Boot 10: @RequestMapping + @PostMapping + @ModelAttribute + @RequestParam + Web To-Do với Thymeleaf
  11. Spring Boot 11: Hướng dẫn Spring Boot JPA + MySQL
  12. Spring Boot 12: Spring JPA Method + @Query
  13. Spring Boot 13: [ Special ] Chi tiết Spring Boot + Thymeleaf + MySQL + i18n + Web Demo
  14. Spring Boot 14: Restful API + @RestController + @PathVariable + @RequestBody
  15. Spring Boot 15: Exception Handling @ExceptionHandler + @RestControllerAdvice / @ControllerAdvice + @ResponseStatus
  16. Spring Boot 16: Hướng dẫn sử dụng @ConfigurationProperties
  17. Spring Boot 17: Chạy nhiều môi trường với Spring Profile
  18. Spring Boot 18: Hướng dẫn chi tiết Test Spring Boot (P1)
  19. Spring Boot 19 : Hướng dẫn chi tiết Test Spring Boot (Phần 2)

Giới thiệu

Để đi tiếp trong series Spring Boot này, tôi không thể bỏ qua một phần quan trọng đó là giao tiếp với Database.

Vì thiếu phần kết nối với Database nên chúng ta chưa thể hoàn thiện được trang Web của mình, trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu Spring Boot JPA.

Trong bài có đề cập kiến thức:

  1. Hibernate
  2. Lombok

Spring Boot JPA

Spring Boot JPA là một phần trong hệ sinh thái Spring Data, nó tạo ra một layer ở giữa tầng service và database, giúp chúng ta thao tác với database một cách dễ dàng hơn, tự động config và giảm thiểu code thừa thãi.

Spring Boot JPA đã wrapper Hibernate và tạo ra một interface mạnh mẽ. Nếu như bạn gặp khó khăn khi làm việc với Hibernate thì đừng lo, bạn hãy để Spring JPA làm hộ.

Cài đặt

Để thêm Spring JPA vào project, bạn cần thêm dependency spring-boot-starter-data-jpa.

Ngoài ra, để connect tới MySql, chúng ta cần driver tương ứng, vì vậy phải bổ sung thêm cả dependency mysql-connector-java vào pom.xml.

pom.xml

<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?>
<project xmlns="http://maven.apache.org/POM/4.0.0" xmlns:xsi="http://www.w3.org/2001/XMLSchema-instance"
         xsi:schemaLocation="http://maven.apache.org/POM/4.0.0 http://maven.apache.org/xsd/maven-4.0.0.xsd">
    <modelVersion>4.0.0</modelVersion>
    <packaging>pom</packaging>
    <parent>
        <groupId>org.springframework.boot</groupId>
        <artifactId>spring-boot-starter-parent</artifactId>
        <version>2.0.5.RELEASE</version>
        <relativePath /> <!-- lookup parent from repository -->
    </parent>
    <groupId>me.loda.spring</groupId>
    <artifactId>spring-boot-learning</artifactId>
    <version>0.0.1-SNAPSHOT</version>
    <name>spring-boot-learning</name>
    <description>Everything about Spring Boot</description>

    <properties>
        <java.version>1.8</java.version>
    </properties>

    <dependencies>

        <!--spring mvc, rest-->
        <dependency>
            <groupId>org.springframework.boot</groupId>
            <artifactId>spring-boot-starter-web</artifactId>
        </dependency>

        <!--spring jpa-->
        <dependency>
            <groupId>org.springframework.boot</groupId>
            <artifactId>spring-boot-starter-data-jpa</artifactId>
        </dependency>

        <!-- mysql connector -->
        <dependency>
            <groupId>mysql</groupId>
            <artifactId>mysql-connector-java</artifactId>
        </dependency>
    </dependencies>

    <build>
        <plugins>
        <plugin>
            <groupId>org.springframework.boot</groupId>
            <artifactId>spring-boot-maven-plugin</artifactId>
        </plugin>
        </plugins>
    </build>

</project>

Cấu trúc thư mục:

image

Tạo Table và dữ liệu

Trước khi bắt đầu, chúng ta cần tạo ra dữ liệu trong Database. Ở đây tôi chọn MySQL.

Dưới đây là SQL Script để tạo DATABASE micro_db. Chứa một TABLE duy nhất là User.

Khi chạy script này, nó sẽ tự động insert vào db 100 User.

CREATE DATABASE micro_db;
use micro_db;
CREATE TABLE `user`
(
  `id`         bigint(20) NOT NULL      AUTO_INCREMENT,
  `hp`   		int  NULL          DEFAULT NULL,
  `stamina`    int                  DEFAULT NULL,
  `atk`      int                    DEFAULT NULL,
  `def`      int                    DEFAULT NULL,
  `agi`      int                    DEFAULT NULL,
  PRIMARY KEY (`id`)
);


DELIMITER $$
CREATE PROCEDURE generate_data()
BEGIN
  DECLARE i INT DEFAULT 0;
  WHILE i < 100 DO
    INSERT INTO `user` (`hp`,`stamina`,`atk`,`def`,`agi`) VALUES (i,i,i,i,i);
    SET i = i + 1;
  END WHILE;
END$$
DELIMITER ;

CALL generate_data();

Sau khi chạy xong script trên, chúng ta kiểm tra database đã có dữ liệu chưa.

image

Tạo Model User

Khi đã có dữ liệu trong Database. Chúng ta sẽ tạo một Class trong Java để mapping thông tin.

Phần này chúng ta cần có một chút kiến thức về Hibernate. Nếu bạn chưa biết những Annotation ở dưới đây để làm gì thì hãy tạm dừng và tìm hiểu Hibernate tại đây.

User.java

@Entity
@Table(name = "user")
@Data
public class User implements Serializable {
    private static final long serialVersionUID = -297553281792804396L;

    @Id
    @GeneratedValue(strategy = GenerationType.IDENTITY)
    private Long id;

    // Mapping thông tin biến với tên cột trong Database
    @Column(name = "hp")
    private int hp;
    @Column(name = "stamina")
    private int stamina;

    // Nếu không đánh dấu @Column thì sẽ mapping tự động theo tên biến
    private int atk;
    private int def;
    private int agi;
}

Tới đây là chúng ta làm được nửa đường rồi.

Vấn đề của Hibernate truyền thống

Thông thường, khi bạn đã định nghĩa Entity tương ứng với Table trong DB thông qua Hibernate. Thì nhiệm vụ tiếp theo sẽ là tạo ra các class thao tác với DB.

Ví dụ muốn query lấy tất cả User bằng Hibernate truyền thống sẽ như sau:

// Giả sử đã có đối tượng session rồi
Session session = getSession();

try {
    // Tất cả các lệnh hành động với DB thông qua Hibernate
    // đều phải nằm trong 1 giao dịch (Transaction)
    // Bắt đầu giao dịch
    session.getTransaction().begin();

    // Tạo một query

    String sql = "Select u from " + User.class.getName() + " u ";

    // Tạo đối tượng Query.
    Query<User> query = session.createQuery(sql);

    // Thực hiện truy vấn và lấy ra dữ liệu.
    List<User> users = query.getResultList();

    // In ra màn hình
    for (User user : users) {
        System.out.println(user);
    }

    // Commit dữ liệu và kết thúc session.
    session.getTransaction().commit();
} catch (Exception e) {
    e.printStackTrace();
    // Rollback trong trường hợp có lỗi xẩy ra.
    session.getTransaction().rollback();
}

Mặc dù Hibernate đã làm rất tốt và giảm thiểu code cho việc thao tác với Database xuống rồi, những nó vẫn chưa hẳn là dễ dàng :(

Mục đích ban đầu của Hibernate là giúp người lập trình dễ sử dụng, tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người gặp khó khăn trong việc sử dụng với Hibernate hơn cả jdbc.

Nắm được vấn đề này, Spring Data đã wrapper lên Hibernate một lớp nữa gọi là Spring JPA, giúp cho mọi thao tác với DB của chúng ta rút ngắn xuống còn 1 dòng và tất nhiên là làm mờ Hibernate xuống đáng kể để tránh rắc rối cho người lập trình.

JpaRepository

Để sử dụng Spring JPA, bạn cần sử dụng interface JpaRepository.

Yêu cầu của interface này đó là bạn phải cung cấp 2 thông tin:

  1. Entity (Đối tượng tương ứng với Table trong DB)
  2. Kiểu dữ liệu của khóa chính (primary key)

Ví dụ: Tôi muốn lấy thông tin của bảng User thì làm như sau:

import org.springframework.data.jpa.repository.JpaRepository;
import org.springframework.stereotype.Repository;

@Repository
public interface UserRepository extends JpaRepository<User, Long> {
}

Vậy thôi, @Repository đánh dấu UserRepository là một Bean và chịu trách nhiệm giao tiếp với DB.

Spring Boot sẽ tự tìm thấy và khởi tạo ra đối tượng UserRepository trong Context. Việc tạo ra UserRepository hoàn toàn tự động và tự config, vì chúng ta đã kế thừa JpaRepository.

Bây giờ, việc lấy ra toàn bộ User sẽ như sau:

@Autowired
UserRepository userRepository;

userRepository.findAll()
                .forEach(System.out::println);

Đơn giản và ngắn gọn hơn rất nhiều.

Nếu bạn tìm kiếm thì sẽ thấy UserRepository có hàng chục method mà chúng ta không cần viết lại nữa. Vì nó kế thừa JpaRepository rồi.

image

Demo

Bây giờ chúng ta sẽ làm ứng dụng Demo các tính năng cơ bản với JpaRepository

Bước đầu tiên là config thông tin về MySQL trong application.properties

application.properties

spring.datasource.url=jdbc:mysql://localhost:3306/micro_db?useSSL=false
spring.datasource.username=root
spring.datasource.password=root


## Hibernate Properties
# The SQL dialect makes Hibernate generate better SQL for the chosen database
spring.jpa.properties.hibernate.dialect = org.hibernate.dialect.MySQL5InnoDBDialect
# Hibernate ddl auto (create, create-drop, validate, update)
spring.jpa.hibernate.ddl-auto = update

logging.level.org.hibernate = ERROR

Spring JPA sẽ tự kết nối cho chúng ta, mà không cần thêm một đoạn code nào cả.

User.java

@Entity
@Table(name = "user")
@Data
public class User implements Serializable {
    private static final long serialVersionUID = -297553281792804396L;

    @Id
    @GeneratedValue(strategy = GenerationType.IDENTITY)
    private Long id;

    // Mapping thông tin biến với tên cột trong Database
    @Column(name = "hp")
    private int hp;
    @Column(name = "stamina")
    private int stamina;

    // Nếu không đánh dấu @Column thì sẽ mapping tự động theo tên biến
    private int atk;
    private int def;
    private int agi;
}

App.java

import org.springframework.boot.SpringApplication;
import org.springframework.boot.autoconfigure.SpringBootApplication;
import org.springframework.context.ApplicationContext;

import lombok.RequiredArgsConstructor;

@SpringBootApplication
@RequiredArgsConstructor
public class App {
    public static void main(String[] args) {
        ApplicationContext context = SpringApplication.run(App.class, args);
        UserRepository userRepository = context.getBean(UserRepository.class);

        // Lấy ra toàn bộ user trong db
        userRepository.findAll()
                      .forEach(System.out::println);

        // Lưu user xuống database
        User user = userRepository.save(new User());
        // Khi lưu xong, nó trả về User đã lưu kèm theo Id.
        System.out.println("User vừa lưu có ID: " + user.getId());
        Long userId = user.getId();
        // Cập nhật user.
        user.setAgi(100);
        // Update user
        // Lưu ý, lúc này đối tượng user đã có Id. 
        // Nên nó sẽ update vào đối tượng có Id này 
        // chứ không insert một bản ghi mới
        userRepository.save(user);

        // Query lấy ra user vừa xong để kiểm tra xem.
        User user2 = userRepository.findById(userId).get();
        System.out.println("User: " + user);
        System.out.println("User2: " + user2);

        // Xóa User khỏi DB
        userRepository.delete(user);

        // In ra kiểm tra xem userId còn tồn tại trong DB không
        User user3 = userRepository.findById(userId).orElse(null);
        System.out.println("User3: " + user2);

    }

}

OUTPUT chương trình:

User vừa lưu có ID: 104
// sau khi update, cả 2 đối tượng user đều có giá trị agi mới
User: User(id=104, hp=0, stamina=0, atk=0, def=0, agi=100)
User2: User(id=104, hp=0, stamina=0, atk=0, def=0, agi=100)
// Sau khi xóa, user không còn tồn tại
User3: null

 


Bài viết nằm trong series Làm chủ Spring Boot, Zero to Hero

Bài viết được đăng tải lại dưới sự cho phép của tác giả - Thầy Nam là giảng viên Lộ trình Java Spring Boot Full Stack

Link gốc bài viết tại đây