101 quy tắc UX

UI - User Interface : Giao diện người dùng

UX- User Experience : Trải nghiệm người dùng

#1 Bất cứ ai cũng có thể trở thành chuyên gia UX

Hướng dẫn này dành cho bất kỳ ai thiết kế sản phẩm phần mềm, dù là toàn thời gian hay chỉ là một phần công việc, dành cho một chuyên gia UX hay một ai đó phải đưa ra quyết định về  UX trong sản phẩm của công ty. Bất kể vai trò của bạn là gì, các nguyên tắc trong loạt bài viết này sẽ cải thiện sản phẩm của bạn, giúp bạn đáp ứng tốt những nhu cầu của người sử dụng, khách hàng vì thế sẽ có nhiều khả năng tiếp tục quay lại sử dụng các sản phẩm khác của bạn.

Trong hướng dẫn này, các ví dụ về ứng dụng di động, trang web, ứng dụng web, một số phần mềm cho PC… tuy nhiên các quy tắc có thể áp dụng cho tất cả các ứng dụng khác, từ giao diện của người dùng trong ô tô, games di động, điều khiển buồng lái, máy giặt,...

 

 

Đồng cảm và khách quan là 2 kĩ năng quan trọng nhất trong thiết kế UX . Nói vậy không có nghĩa là giảm sự quan trọng của quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực UX của các chuyên gia. Empathy (đồng cảm) có nghĩa là người thiết kế giao diện phải đồng cảm, thấu hiểu người dùng. Bạn thiết kế cho nữ, bạn phải hiểu họ rất thích nhiều màu sắc, hoạ tiết vui mắt, nhưng quy trình phải đơn giản, trực quan. Thiết kế cho người già, thì cần cỡ chữ cực to, khoảng cách rộng, không dùng âm thanh chói tai, màu sắc sặc sỡ quá. Nói đúng hơn là nghiên cứu và thực hành một mình là không đủ, bạn cần hiểu để đồng cảm với nhu cầu, mong muốn và sự bực bội của khách hàng khi dùng sản phẩm / dịch vụ. Bạn cần khách quan để nhìn sản phẩm của bạn với đôi mắt của những khách hàng mới sử dụng sản phẩm, phát hiện ra những sai sót và sửa chữa chúng. Còn những thứ khác, bạn hoàn toàn có thể học được.

Tóm lại:

  • UX không phải là một tài năng thiên bẩm, bạn đều có thể học và làm tốt UX

  • Đồng cảm và khách quan là 2 yếu tố cá nhân bạn cần phải rèn luyện 

  • Quyển sách này với 101 quy luật UX sẽ là lối đi tắt giúp bạn thành công trong lĩnh vực này

 

#2 Đừng sử dụng nhiều hơn 2 kiểu chữ 

 

Chỉ những người nghiệp dư mới gọi kiểu chữ là "phông chữ", bạn biết không? Các chuyên gia thiết kế gọi chúng là "kiểu chữ". Phông chữ là các tệp trên thiết bị mà phần mềm sử dụng để hiển thị kiểu chữ. Phông chữ là lớp sơn trên bảng màu, trong khi kiểu chữ là kiệt tác trên tranh sơn dầu.

Mọi người thường thêm quá nhiều kiểu chữ cho sản phẩm của họ, nhưng bạn chỉ nên sử dụng tối đa 2 kiểu chữ: một cho tiêu đề, mục lục chính và một cho phần nội dung bên trong. Sử dụng độ dày mỏng của chữ và in nghiêng trong phông chữ đó cho nhấn mạnh — thay vì chuyển sang một kiểu chữ  khác.

Sử dụng quá nhiều kiểu chữ tạo ra "nhiễu", loạn mắt, người dùng sẽ phải mất nhiều sức để đọc hiểu nội dung. Hơn nữa, nhiều kiểu chữ thương hiệu của công ty được thiết kế riêng thường tạo ra tác động trực quan mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng

Tóm lại:

  • Chỉ dùng nhiều nhất 2 kiểu chữ

  • 1 kiểu chữ cho tiêu đề, các đề mục lớn

  • 1 kiểu chữ cho phần nội dung bên trong

(Dịch từ cuốn "101 UX principles" của tác giả Will Grant)