1. Sử dụng tốt tính năng Google 

Trở thành một lập trình viên tức là học cách tra cứu đáp án cho các câu hỏi của bạn. Bằng cách học từ Google những điều hiệu quả này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian phát triển. 

2. Bàn giao sản phẩm nhanh hơn 

Tốt hơn hết là cho nhóm của bạn biết sản phẩm cần phải hoàn thành và bàn giao trong vòng 2 tuâng thay vì 3 tuần như đàm phán với khách hàng. Bằng cách này, bạn sẽ xây dựng được lòng tin đối với khách hàng. 

3. Đối xử tốt với designer; họ đều là những người bạn 

Designer có thể cung cấp giải pháp tốt cho các vấn đề của người dùng hoặc ngược lại. Do đó hãy đối xử tốt và học hỏi, làm việc gắn kết với họ để mang lại sản phẩm tốt nhất. 

4. Tìm một mentor 

Bạn luôn cần ai đó có thể góp ý trực tiếp với bạn, giúp bạn có được các ý tưởng và giải pháp. Hãy tìm kiếm, ít nhất là một người như vậy trong sự nghiệp Lập trình của mình.

5. Trở thành một mentor

Bạn cũng có thể trở thành một mentor của một ai đó để họ học tập và giúp đỡ có được các ý tưởng - giải pháp. 

6. Học cách viết những comment hữu ích. 

Viết những comment giải thích cho "why" thay vì "what"

7. Không dùng các tên hàm, tên biến đánh đố nhau. 

Tên của các hàm và biến phải thể hiện được chính xác mục đích của chúng.

8. Học cách xả hơi. 

Tất cả chúng ta đều cần thời gian để xả hơi. Thực hiện chuyến đi mà bạn hằng mong muốn. Bộ não và đồng nghiệp của bạn sẽ phải cảm ơn bạn nhiều đấy.

9. Xóa bỏ các đoạn code không sử dụng. 

Không có một lý do gì để để lại những thứ không cần thiết.

10. Học cách đọc code

Đọc code luôn là một kỹ năng bị đánh giá thấp. Nhưng đây là kỹ năng vô giá.

11. Học cách cân bằng giữa Công việc và Cuộc sống

Bạn cần thời gian để nghỉ ngơi sau một ngày làm việc dài. Hãy tắt thông báo, xóa bỏ ứng dụng di động làm mất thời gian nghỉ ngơi của bạn.

12. Chỉ lên lịch cho các cuộc họp thực sự cần thiết

Trước khi đề xuất một cuộc họp. Bạn cần phải đặt câu hỏi:

Nó có thể được giải quyết trong một email hoặc một tin nhắn không?
Nó có thực sự cần thiết trong trường hợp này?

Nếu được, hãy tránh mọi cuộc họp.

13. Lập trình theo cặp 

Việc lập trình theo cặp với một ai đó cho phép bạn có thể vừa là học viên vừa là giảng viên. 

14. Viết email tốt. 

Tìm hiểu cách viết tiêu đề Email thu hút, cách viết nội dung cô đọng, rõ ràng, yêu cầu và đề xuất cụ thể.

15. Gia nhập cộng đồng lập trình viên 

Gia nhập cộng đồng cùng với những người chung chí hướng giúp bạn có động lực để vượt qua level thấp mãi của mình.

16. Học cách dọn dẹp branches 

Dọn dẹp các nhánh kiểm soát phiên bản của bạn như cách bạn sẽ dọn dẹp phòng của bạn trước khi "gái" ghé thăm. Nếu bạn không cần cái gì đó, hãy loại bỏ nó chứ đừng có ném nó vào tủ.

17. Đừng ác mồm

Đừng nói với những người khác rằng họ không đủ giỏi để tham gia vào ngành Lập trình. Mỗi người đều có giá trị riêng. 

18. Không ngừng học hỏi 

Bạn đã chọn một nghề đòi hỏi phải học hỏi không ngừng. Hãy học cách để yêu nó. 

19. Đừng từ bỏ

Nghề lập trình chưa bao giờ là dễ dàng nhưng tất cả chúng ta đều cùng bắt đầu ở cùng một điểm xuất phát, bạn cũng có thể làm được. 

20. Nhận các nhiệm vụ đáng sợ. 

Nếu nhiệm vụ không làm bạn cảm thấy Sợ. Nó không làm bạn học được thêm gì cả.

21. Làm rõ các yêu cầu trước khi bắt đầu làm bất kỳ việc gì. 

Bạn cần phải làm rõ các yêu cầu, các tiêu chí trước khi đặt tay gõ bất kỳ dòng code nào. Các chuyên gia cũng khuyên bạn giải quyết thuật toán trước khi viết code.
 

22. Sử dụng nhiều công cụ. 

Có một tổ hợp các công cụ ma bạn biết rõ trong ngoài. Nắm được công cụ nào phục vụ cho mục đích gì và khi nào một project có thể thu lợi từ việc sử dụng công cụ đó. 

23. Học cách thích những lời chỉ trích. 

Hỏi xin đồng nghiệp tin cậy và bạn bè những lời chỉ trích mang tính xây dựng. Nó sẽ giúp bạn phát triển trở thành Lập trình viên tốt hơn và là một đồng nghiệp, một người bạn tốt hơn.

24. Mở rộng tâm trí. 

Công nghệ thay đổi, phát triển và nó diễn ra thực sự nhanh chóng. Đừng phản đối công nghệ mới, tìm hiểu nó trước khi quyết định.

25. Không phải chỉ chăm chăm học một mình công nghệ mà mình theo đuổi. 

Luôn cập nhật những công nghệ mới nhất bằng cách theo dõi các tạp chí, blog chuyên gia, tin tức thế giới công nghệ.

26. Tập trung vào giải pháp

Tìm ra nguyên nhân là tốt. Nhưng truy cứu trách nhiệm, đổ lỗi lại không cần thiết. Thay vào đó, hãy tập trung vào giải pháp.

27. Hãy khiêm tốn

Sẽ không vấn đề gì nếu công ty của bạn lấy bạn làm hình mẫu cho những người khác. Nhưng hãy khiêm tốn.

28. Học cách trình bày. 

Hãy học cách trình bày khiến bất cứ ai cũng có thể hiểu. Đừng cố gắng làm phức tạp vấn đề.

29. Kiểm tra tất cả các giải pháp trước khi bắt đầu làm 

Đừng nhảy thẳng vào giải pháp đầu tiên bạn nghĩ ra. Cố gắng là kiểm tra các giải pháp có thể. Và cố gắng chọn giải pháp giúp bạn nhảy vào hố nông nhất.

30. Tìm vị trí thích hợp 

Có nhiều lĩnh vực trong ngành công nghệ thông tin, hãy tìm cái nào mà bạn quan tâm nhất, đi sâu vào nó.

31. Phát triển các thói quen tốt. 

Cố gắng xây dựng các thói quen nhất quán và lành mạnh như loại bỏ những thứ phiền phức, tiết kiệm thời gian, đến sớm trước cuộc họp và thực hiện nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên. Nó có thể mất thời gian để làm quen, nhưng về lâu dài sẽ rất có giá trị.

32. Học cách debug 

Bạn nên thử tìm hiểu các công cụ debug. Thử tìm hiểu các cách khắc phục sự cố với IDE đang dùng. Hiểu vấn đề bạn đang gặp phải và hiểu các phương pháp hiệu quả nhất để debug, theo dõi bug, bạn sẽ có thể tự giải quyết ngay cả những lỗi khó nhất.

(còn tiếp)