Công nghệ đang phát triển mạnh mẽ xung quanh chúng ta, rất nhiều người lo lắng rằng, với sự phát triển này thì công nghệ sẽ thay thế trí thông minh của con người trong tương lai. Một vài nhà giáo dục thì lo rằng sẽ không còn học sinh để giảng dạy trong tương lai gần vì công nghệ sẽ xử lý hết các kỹ năng, công việc mà chúng ta được đào tạo ở trường. Nhưng sự thật là: Giáo dục sẽ không bao giờ biến mất, nó chỉ biến đổi sang trạng thái khác mà thôi. Dưới đây là 7 điều sẽ làm dịch chuyển nền giáo dục trong vòng 20 năm nữa.

1. Đa dạng trong không gian và thời gian.

Học sinh sẽ được học ở nhiều thời điểm, địa điểm khác nhau. Các công cụ eLearning cung cấp các tính năng học từ xa, tự học. Các mô hình lớp học sẽ được đảo ngược, có nghĩa là học sinh sẽ học trước lý thuyết tại nhà, sau đó phần thực hành sẽ được tiến hành trên lớp dưới sự giám sát trực tiếp của giảng viên. 

2. Học tập dựa trên trình độ cá nhân

Học sinh sẽ được học với những tài liệu tương thích với khả năng của mình. Có nghĩa là những học sinh có trình độ khá sẽ được thử sức ở những bài tập khó hơn, tương xứng với mỗi cấp độ. Học sinh nào gặp khó ở một môn nào đó sẽ có nhiều cơ hội để thực hành cho đến khi đạt được mức độ nhất định. Điều này tạo nên một trải nhiệm học tập chủ động hơn và sẽ làm tăng thêm sự tự tin cho học sinh. Hơn nữa là giáo viên sẽ dễ dàng phân loại được học lực để tiện cho việc hỗ trợ và giảng dạy

3. Tính tự do

Mặc dù tất cả các môn học được giảng dạy thì đều chung một đích đến, nhưng con đường dẫn đến đích thì khác nhau đối với mỗi học sinh. Tương tự với những kinh nghiệm học tập cá nhân của mình, học sinh sẽ có thể tùy chỉnh quá trình học tập của họ với những phương pháp hợp lý hơn. Họ sẽ được học với những phương tiện khác nhau, các chương trình khác nhau và các công nghệ dựa trên sở thích riêng của họ. Blended learning, flipped learning và BYOD là những ví dụ cho điều này..

Kể từ 2011 đến nay, Techmaster đã đào tạo hơn 5000 học viên trong tất cả các khóa lập trình. Khoảng 15% học viên Techmaster là những bạn không học đại học, học giữa chừng bỏ. Thực tế rất đáng ngạc nhiên những bạn học viên này khi không còn cứu cánh của bằng cấp thì lại học rất tập trung, quyết liệt, kết quả đầu ra, sản phẩm tốt hơn hẳn các bạn học đại học.

4. Những dự án trong trường học

Ngày nay học sinh sẽ phải làm quen với việc học qua những dự án, điều đó sẽ giúp cho việc đi làm sau này trở nên dễ dàng hơn. Họ sẽ học được cách áp dựng những gì mình học vào thực tế. Đó cũng là lúc tính tổ chức, tính nhất quán và khả năng quản lý thời gian của họ được rèn rũa một cách triệt để nhất, đảm bảo cho họ một hành trang đầy đủ sau khi tốt nghiệp ra trường.

5. Kinh nghiệm thực tế

Bởi vì công nghệ có thể được tận dụng hiệu quả hơn trong các lĩnh vực nhất định, chương trình học sẽ dành chỗ cho các kỹ năng mà chỉ đòi hỏi kiến thức về con người và tương tác trực tiếp. Như vậy, kinh nghiệm trong thực tế sẽ được nhấn mạnh trong các khóa học. Nhà trường sẽ cung cấp nhiều cơ hội cho sinh viên có được những kỹ năng thực tế có liên quan tới công việc của họ. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều chương trình thực tập sinh hơn nữa.

6.Sự thay đổi của các kỳ thi

Có rất nhiều ý kiến cho rằng, các kỳ thi hiện nay được thiết kế theo hướng mà học sinh nhồi nhét kiến thức, tài liệu vào một lần, sau rồi để không trong thời gian sau đó. Những nhà làm giáo dục lo ngại rằng, những kỳ thi sẽ không đánh giá đúng hết năng lực và khả năng thích ứng của học sinh khi họ bước vào công việc . Kiến thức thực thế của họ được đánh giá qua quá trình học và việc ứng dụng nó sẽ được kiểm tra tốt nhất khi học làm việc ở môi trường bên ngoài.

7. Việc tư vấn sẽ có vai trò quan trọng hơn

Trong 20 năm tới, học sinh sẽ trở nên độc lập hơn trong quá trình học của họ, do vậy việc tư vấn sẽ trở thành điều tối quan trọng tới sự thành công của học sinh. Giáo viên sẽ là một nơi cung cấp thông tin cho học sinh. Mặc dù tương lai của ngành giáo dục sẽ có sự dịch chuyển, nhưng vai trò của giáo viên vẫn là rất quan trọng.

Giảng viên Techmaster là ai:

  • Giảng viên Techmaster chưa có ai có học vị Tiến Sỹ hay Giáo Sư. Họ là những thợ - kỹ sư lập trình làm liên tục chuyên môn họ nhiều năm và nhiều dự án.
  • Dạy môn nào thì phải đang trực tiếp làm việc chính chuyên ngành đó
  • Một số giảng viên Techmaster (thầy Trịnh Minh Cường, thầy Nhữ Đình Thuận, thầy Nguyễn Sỹ Thanh Sơn, thầy Cao Thanh Hà, thầy Phan Tích Hoàng, thầy Nguyễn Trường Dương) không học chuyên ngành CNTT mà họ tự học vì đam mê. Khi học vì đam mê thì giảng viên sẽ học suốt đời. Họ hướng dẫn cách học cho học viên đơn giản hơn nhiều so với giảng viên chuyên ngành CNTT.
  •