🤯 Bạn đã bao giờ tự hỏi điều gì tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp? Một trong những yếu tố quan trọng đó chính là: Văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp không chỉ là những giá trị được viết trên tường hay những khẩu hiệu sáo rỗng. Nó là linh hồn của một doanh nghiệp, là hệ điều hành chi phối cách mọi người tương tác, đưa ra quyết định và thực hiện công việc. Một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ có thể thúc đẩy sự đổi mới, nâng cao hiệu suất và tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người cảm thấy được trân trọng và có động lực để cống hiến hết mình.

Văn hoá doanh nghiệp

Tại sao văn hoá doanh nghiệp lại quan trọng?

Một dân tộc, một đất nước nói chung. Thông thường sẽ phát triển dựa trên những trụ cột chính như:

  1. Văn hoá.
  2. Chính trị.
  3. Kinh tế.
  4. Xã hội.
    Doanh nghiệp nói riêng là một xã hội thu nhỏ cũng cần có những yếu tố tương tự như vậy. Ở một quy mô nhỏ hơn như:
  5. Văn hoá.
  6. Quản trị.
  7. Quy tắc ứng xử.
  8. Tài chính.
  9. Kinh doanh.
  10. Pháp chế.
  11. Truyền thông (nội bộ và ra bên ngoài).

Văn hoá tạo nên sự khác biệt và đa dạng của các dân tộc nói chung hay của các doanh nghiệp nói riêng. Chính sự đa dạng này khiến thế giới trở nên bí ẩn, thú vị và phát triển. Bởi vậy nên bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải xây dựng cho mình một văn hoá đề phù hợp đặc tính của mình.

Tìm hiểu văn hoá doanh nghiệp của TechMaster

TechMaster là một công ty đã được thành lập và phát triển từ năm 2011. Trải qua 13 năm hoạt động bền vững, TechMaster đã đào tạo thành công khoảng 6,000 học viên, hợp tác liên tục với hàng chục doanh nghiệp để giúp học viên tìm kiếm được việc làm. Cùng nhau tìm hiểu Văn hoá của TechMaster có gì ngay bây giờ nhé!

* Giá trị cốt lõi:

  • Khẩu hiệu: “Học là có việc”
  • Sứ mệnh: Trung tâm đào tạo lập trình viên chất lượng cho thị trường lao động không chỉ ở Việt Nam và cho thế giới phẳng

* Minh bạch
TechMaster là cầu nối giữa những người quản trị doanh nghiệp, những người làm quản lý, những người làm công tác tuyển sinh, marketing cho đến các giảng viên và học viên. Chính những mối liên kết phức tạp này làm cho thông tin dễ dàng bị mờ đi hoặc tam sao thất bản, dẫn đến chất lượng đầu vào, chất lượng đào tạo cho đến chất lượng đầu ra có thể gặp vấn đề, chính vì vậy sự minh bạch trong tất cả các khâu là yếu tố then chốt để TechMaster kịp thời xử lý tất cả các vấn đề trước khi nó trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể hơn:

  1. Mỗi người cần minh bạch công việc của mình và thực hiện đúng các công việc đó, tránh chồng chéo lên nhau.
  2. Bộ phận quản trị doanh nghiệp cần minh bạch về chiến lược, tầm nhìn và sứ mệnh của TechMaster.
  3. Những người quản lý cần minh bạch về cách thông số quản lý.
  4. Những người làm công tác tuyển sinh, marketing cần minh bạch về các thông tin khoá học, chân dung học viên.
  5. Các giảng viên cần minh bạch về giáo trình, tình trạng của học viên, chất lượng của lớp mình đang đào tạo thì mới đảm bảo được chất lượng đầu ra của học viên và đảm bảo uy tín cho thương hiệu của TechMaster.

* Giao tiếp hiệu quả
Con người trong thế giới hiện đại cũng chính là một điểm kết nối trong mạng internet, đặc biệt là những người tham gia vào ngành công nghệ thông tin như chúng ta.
Hàng ngày chỉ cần thông qua chiếc điện thoại chúng ta có thể tiếp nhận hàng nghìn tin tức với những quan điểm trái chiều khác nhau. Tuy nhiên mỗi người trong chúng ta thường không thể làm việc quá 16 tiếng mỗi ngày và 80% thông tin đến với chúng ta sẽ bị rơi rụng. Hơn nữa đặc thù của TechMaster là một trung tâm đào tạo, kết nối với các giảng viên và giảng dạy ngoài giờ hành chính, nghĩa là thời gian để giao tiếp thậm chí còn ngắn hơn các doanh nghiệp thông thường khác, chính vì vậy giao tiếp hiệu quả là yêu cầu bắt buộc để thông tin đến được mọi người vừa đúng và vừa đủ.
Làm thế nào để giao tiếp hiệu quả không phải là câu hỏi dễ trả lời vậy nên chúng ta cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

  1. Tập trung thảo luận các vấn đề của TechMaster thay vì một vấn đề nào đó ngoài xã hội.
  2. Lắng nghe một cách đầy đủ trước khi phản hồi thông tin.
  3. Đừng để cảm xúc của mình dẫn dắt khi nhận được ý kiến trái chiều.
  4. Tài liệu hoá tất cả các vấn đề và giải quyết từng vấn đề trên tài liệu đó.
  5. Trả lời đầy đủ và đúng trọng tâm của câu hỏi.
  6. Họp đúng giờ và đúng thời lượng.
  7. Thường xuyên theo dõi tin nhắn, thông báo, email và phản hồi kịp thời.
  8. Chuẩn hoá các tài liệu giáo trình và cập nhật có lộ trình để phù hợp với xu thế của thời đại.
    Tuy nhiên chúng ta cũng không nên nhầm lẫn giữa giao tiếp hiệu quả và im lặng. Im lặng là một rào cản, nó cản trở sự giao tiếp hiệu quả, vậy nên chúng ta cũng cần có phản hồi tích cực đối với các thông tin mà mình nhận được trong doanh nghiệp.

* Tôn trọng lẫn nhau
Con người đã trải qua rất nhiêu giai đoạn phức tạp mới đến được nền văn minh như ngày nay, khi mỗi người đều làm công việc của mình dựa theo hiến pháp, pháp luật và tôn trọng lẫn nhau. Đặc biệt trong môi trường đào tạo như TechMaster thì sự tôn trọng lẫn nhau lại càng trở nên quan trọng để tạo nên một môi trường thân thiện, cởi mở và luôn sẵn sàng vì học viên.
Sự tôn trọng không chỉ cần được phát huy trong xưng hô, giao tiếp hàng ngày mà nó cần thể hiện qua các hành động cụ thể.

  1. Xây dựng một môi trường phẳng, nơi mọi người đều có ví trị, vai trò khác nhau mà không bị chi phối hay lạm dụng quyền lực.
  2. Không phân biệt vùng miền, tôn giáo, đảng phái chính trị, quốc tịch, màu da, ngôn ngữ của nhau.
  3. Không lăng mạ, xúc phạm hay chỉ trích cá nhân.
  4. Tôn trọng sở thích của mọi người. Tuy nhiên không được áp đặt sở thích của mình lên người khác.
  5. Tôn trọng tính cách, phong cách sống, quan điểm sống của mọi người. Tuy nhiên không được áp đặt tính cách, phong cách sống, quan điểm sống của mình lên người khác.
  6. Tôn trọng ý kiến của nhau trong các cuộc họp và hạn chế những phản ức tiêu cực, cảm xúc.
  7. Không ép buộc một người làm một công việc mà không phải thế mạnh của họ.
  8. Luôn sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.
  9. Khi đã giao việc thì đặt lòng tin và kiểm soát dưạ trên kết quả công việc.
  10. Tôn trọng những ý kiến phản hồi của học viên và có những sửa đồi kịp thời.

* Dựa vào số liệu
Để có thể giao tiếp hiệu quả và tăng khả năng thuyết phục người khác thì số liệu chính là chìa khoá vàng. Số liệu mở ra cánh cửa để chúng đi vào bản chất của vấn đề, hiểu được điều gì đã và đang xảy ra và đưa ra những dự đoán chính xác cho tương lại. TechMaster là một trong tâm đào tạo lập trình viên nên mọi chỉ số đều quan trọng, ví dụ như các chỉ số về chất lượng đào tạo, các chỉ số về kinh doanh và phát triển là những yếu tố sống còn và luôn cần phải tăng lên chứ không được giảm đi.
Mặc dù số liệu quan trọng như vậy tuy nhiên nó không dễ để thu thập và khai phá, vậy nên chúng ta cần phải:

  1. Đưa ra các chỉ tiêu kinh doanh ở mức tối thiểu, tiêu chuẩn và phát triển.
  2. Đưa ra các chỉ tiêu đào tạo.
  3. Đưa ra các chỉ số chất lượng đào tạo.
  4. Chỉ số hoá mọi thứ có thể.
  5. Định kỳ tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin để có phương án xử lý kịp thời.
  6. Báo cáo dựa trên số liệu.
  7. Sử dụng các công cụ phân tích báo cáo, thống kê để hỗ trợ.
  8. Dựa vào số liệu để đưa ra các quyết định để loại bỏ đi yếu tố cảm tính.

* Kỷ luật
TechMaster đang đào tạo các học viên phần lớn từ 22 đến 27 tuổi và đang hướng tới mục tiêu là các bạn từ 16 đến 27 tuổi, nghĩa là độ tuổi đào tạo ngày càng giảm để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên ở lứa tuổi càng thấp thì nhận thức về việc cần phải học tập nghiêm túc lại càng chưa tốt vì các bạn chưa thể hiểu hết được tầm quan trọng của việc, các bạn chưa hiểu được việc học là cho ai nên nhiều khi có tâm lý học chỉ là để qua kỳ thi, như vậy sẽ rất khó để các bạn có thể tìm được một công việc, và như vậy là khẩu hiệu “Học là có việc” của TechMaster sẽ không đạt được, đồng nghĩa với thương hiệu của TechMaster sẽ ngày càng phai nhạt.
Chính vì vậy chúng ta cần thực hiện các công việc sau đây để đảm bảo sự kỷ luật:

  1. Dạy đúng giờ và đúng thời lượng dựa trên giáo trình đã được chuẩn bị sẵn.
  2. Hạn chế tối đa việc gián đoạn lịch học.
  3. Tuân thủ theo lịch dạy, lịch làm bài tập và đồ án.
  4. Có phương án xử lý kịp thời khi có học viên chưa đạt yêu cầu.
    Mặc dù chúng ta thường không thích kỷ luật vì nó quá cứng nhắc và khó làm theo, tuy nhiên nó là cách không thể khác để TechMaster đảm bảo được kết quả đầu ra cho học viên, các giảng viên cũng sẽ từ đó mà phát triển tốt được thương hiệu cá nhân của mình.

Làm thế nào để xây dựng một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ?

Xây dựng một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng và không thể thực hiện trong một sớm một chiều. Nó đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực từ tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp. Dưới đây là một số bước quan trọng:

  1. Xác định giá trị cốt lõi: Giá trị cốt lõi là những nguyên tắc cơ bản định hình văn hóa doanh nghiệp. Chúng cần được xác định rõ ràng, truyền đạt rộng rãi và được thể hiện trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  2. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên phù hợp: Hãy tìm kiếm những ứng viên không chỉ có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp mà còn chia sẻ những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên để giúp họ hiểu rõ và thực hành những giá trị này.
  3. Khuyến khích sự giao tiếp cởi mở: Tạo ra một môi trường nơi mọi người cảm thấy thoải mái chia sẻ ý kiến, đóng góp ý tưởng và nêu lên những vấn đề mà không sợ bị phán xét.
  4. Ghi nhận và khen thưởng: Công nhận và khen thưởng những nhân viên thể hiện tốt những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là cách hiệu quả để củng cố văn hóa doanh nghiệp.

👉🏻 Văn hóa doanh nghiệp không chỉ là một yếu tố “nice-to-have” mà là một yếu tố “must-have” cho sự thành công lâu dài của một doanh nghiệp. Đầu tư vào xây dựng một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ là đầu tư vào tương lai của doanh nghiệp. Hãy nhớ rằng, văn hóa doanh nghiệp là một hành trình liên tục, không có điểm dừng. Nó cần được nuôi dưỡng, chăm sóc và điều chỉnh liên tục để thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh!