Flutter là gì?
Flutter là một framework UI mã nguồn mở được tạo ra bởi Google, cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng biên dịch gốc (chuyển đổi mã nguồn thành mã máy) cho di động, web và desktop từ một mã nguồn duy nhất. Flutter nhanh chóng trở thành một trong những framework đa nền tảng phổ biến nhất nhờ sự dễ sử dụng (dễ sử dụng hơn so với React Natice và Xamarin), hiệu suất cao ( theo báo cáo của google và nhóm phát triển thì cao hơn PhoneGap và Ionic từ 2 đến 5 lần ) và thư viện widget (bộ sưu tập các thành phần giao diện người dùng UI) phong phú.
Flutter được phát triển nhằm giải quyết bài toán thường gặp trong mobile là Fast Development(đề cập đến khả năng phát triển ứng dụng nhanh chóng thường nhờ vào việc sử dụng mã nguồn, framwork và thư viện hỗ trợ) và Native Performance(Đề cập đến hiệu suất của ứng dụng khi được phát triển bằng các ngôn ngữ và công cụ chính thức cho hệ điều hành mục tiêu). Nếu như React Native chỉ đảm bảo Fast Development và code native thuần chỉ đảm bảo Native Performance thì Flutter làm được cả 2 điều trên.

Flutter có những ưu, nhược điểm gì?

  1. Ưu điểm
  • Hiệu suất cao: Flutter biên dịch mã nguồn thành mã máy, giúp ứng dụng chạy nhanh và mượt mà. Điều này được thể hiện khi phát triển các ứng dụng cần xử lý đồ họa. Ví dụ như các ứng dụng trò chơi và ứng dụng thương mại điện tử.
  • Giao diện người dùng đẹp: Flutter hỗ trợ Material Design và Cupertino, cho phép tạo ra ứng dụng có giao diện người dùng hiện đại và linh hoạt. Ví dụ, ứng dụng TodoList có thể sử dụng các widget của Flutter để thiết kế giao diện thân thiện và bắt mắt.
  • Hot Reload: Tính năng này cho phép lập trình viên xem ngay các thay đổi trong mã mà không cần khởi động lại ứng dụng. Điều này rất hữu ích khi phát triển giao diện phức tạp hoặc điều chỉnh các tính năng.
  • Đa nền tảng: Với Flutter, bạn có thể phát triển ứng dụng cho cả iOS và Android từ một mã nguồn duy nhất, tiết kiệm thời gian và công sức. Có thể hiểu đơn giản là cùng một mã nguồn nhưng đều có thể chạy trên hai nền tảng iOS và Android.
  • Thư viện phong phú: Flutter có nhiều gói thư viện như http, provider,… giúp lập trình viên dễ dàng tích hợp các tính năng như gọi API, quản lý trạng thái mà không phải viết nhiều mã.
  1. Nhược điểm
  • Kích thước ứng dụng lớn: Ứng dụng Flutter có kích thước lớn hơn so với ứng dụng native. Ví dụ, một ứng dụng Flutter đơn giản có thể có kích thước lên tới 10 - 20 MB, trong khi ứng dụng native có thể nhỏ hơn nhiều
  • Hỗ trợ không đầy đủ cho một số tính năng: Một số tính năng như widget cụ thể hoặc API mới trên iOS và Android có thể chưa được hỗ trợ đầy đủ trong Flutter.
  • Cộng đồng và tài liệu: Mặc dù đang phát triển nhanh, nhưng cộng đồng Flutter chưa phong phú như React Native hay phát triển ứng dụng native, điều này có thể dẫn đến khó khăn khi tìm kiếm hỗ trợ cho các vấn đề phức tạp.
  • Tính tương thích: Một số gói thư viện trong Flutter có thể không được duy trì tốt hoặc không tương thích với các phiên bản mới nhất của Flutter, làm cho việc cập nhật và phát triển ứng dụng có thể gặp khó khăn.