Năm nay, các ngành của các trường điểm chuẩn được đánh giá ở mức cao, và đặc biệt là ngành CNTT, có những bạn đạt 3 điểm 9 nhưng vẫn không đỗ NV1. Nên nhiều bạn cũng đành phải bỏ lỡ cơ hội với ngôi trường mơ ước.

Xem điểm chuẩn 1 số trường TOP về CNTT tại Hà Nội - ở đây nhé.

Bài viết hôm nay sẽ chủ yếu nói về lựa chọn với ngành CNTT.

Một trường đại học top đầu chỉ đảm bảo về chất lượng đào tạo và đôi khi, nó thể hiện xu hướng ngành ưu thế trong thời gian hiện tại. Ngoài ra, nó không đảm bảo bạn có thành công hay không. Điều này nằm ngoài khả năng và trách nhiệm của giáo dục.

Đại học

 

Bạn có đam mê với ngành này, bạn vẫn hoàn toàn theo học tại bất kỳ ngôi trường khác có đào tạo hoặc là lựa chọn trung tâm đào tạo chuyên về CNTT vì hiện nay các trung tâm về lĩnh vực này khá phổ biến và chất lượng.

1. Về bằng cấp:

Và vấn đề mà các bạn lo lắng, băn khoăn nhất vẫn là: "học CNTT nhưng không có bằng cấp Đại học CNTT thì liệu có xin việc được hay không?".

Bằng cấp cao nhất trong ngành CNTT:

Techmaster
Bằng cấp ngành CNTT

Tại Việt Nam, 75% người làm trong ngành công nghệ thông tin là có bằng đại học. Nhưng, hãy nhìn vào con số 3% chỉ tốt nghiệp THPT, điều này có nghĩa là cho dù bạn không có bằng đại học nào cả, bạn vẫn có thể làm công nghệ thông tin, vẫn hoàn toàn có cơ hội trở thành lập trình viên. Tất nhiên là bạn vẫn phải học, tự học hoặc học chương trình đào tạo phi chính quy nào đó.

Còn ở trên thế giới, theo Báo cáo khảo sát của Stack Overflow 2021 đến hiện tại (diễn đàn lập trình viên lớn nhất thế giới): Có khoảng hơn 27% lập trình viên không có bằng cấp.

khảo sát
Khảo sát của Stack Overflow

Trên thế giới hệ thống giáo dục của họ cởi mở hơn, họ quan tâm đến việc bạn có thể làm được gì hơn là bằng cấp bạn sở hữu.

Bằng cấp cũng ít có tính quyết định ở các công ty công nghệ trẻ. Vì rất nhiều người trẻ hiện nay cũng bị ảnh hưởng (được giáo dục) bởi nền giáo dục quốc tế.

Do đó, cho dù không có bằng cấp, vẫn có rất nhiều cơ hội mở cho bạn nếu bạn có thể làm được việc.

Tham khảo ngay khóa học LẬP TRÌNH JAVA FULL STACK 7 tháng đạt tiêu chuẩn theo nhu cầu tuyển dụng phổ biến hiện nay.

Techmaster Việt Nam vẫn thường xuyên nhận được lời mời hợp tác để tuyển dụng chính học viên tại Techmaster mà không yêu cầu bằng cấp Đại học. Điển hình như cuối tháng 9, mình có nhận được thông tin từ Ms Thủy - GĐ Nhân sự tại Intergro Technologies: hiện phía công ty có nhận được 2 bạn đang tham gia khóa học Java tại Techmaster (là 2 bạn học trái ngành chuyển sang CNTT) và rất hài lòng, cũng như yên tâm về chất lượng đào tạo. Vậy nên vẫn tiếp tục hợp tác cùng Techmaster tuyển dụng các học viên cả Frontend và Backend mà không yêu cầu bằng cấp.

2. Ngoại ngữ

Ngoài việc bạn đầu tư cho việc học, thành thạo 1 hay nhiều ngôn ngữ lập trình. Theo mình, bạn vẫn nên đầu tư thêm về ngoại ngữ. Cơ hội công việc sẽ nhiều hơn, tốt hơn vì đa số sẽ hợp tác với đối tác nước ngoài, thu nhập cũng sẽ cao hơn.

Ngoại ngữ
Trình độ Ngoại ngữ

Theo khảo sát trên, có một lượng nhỏ người làm việc trong ngành CNTT là không biết tiếng Anh. Với 23% là biết tiếng Anh cơ bản (là tiếng anh chuyên ngành, có thể học hiểu tài liệu tiếng Anh và bạn có thể đạt được với điều này khi bạn làm lập trình 1 - 2 năm vì dùng nhiều sẽ quen).

Ngoài ra, những năm gần đây Việt Nam gia công phần mềm cho đối tác Nhật Bản nhiều, vậy có một lượng lập trình viên học thêm tiếng Nhật (Tối thiểu N3) để có thêm cơ hội việc làm lớn hơn.

3. Chứng chỉ Quốc tế

Chứng chỉ
Chứng chỉ quốc tế

Đặc điểm ngành công nghệ thông tin là làm việc với rất nhiều đối tác nước ngoài. Công nghệ thực tế là mình học của nước ngoài nên nếu bạn có chứng chỉ quốc tế, chứng chỉ từ nhà phát hành công nghệ thì nó còn có giá trị cao hơn cả bằng cấp bạn lấy được ở Việt Nam.

Vậy nên, hãy học và cố gắng sở hữu cho mình 1 - 2 chứng chỉ quốc tế, hoặc là nhiều hơn nếu bạn muốn có nhiều cơ hội rộng mở hơn trong ngành công nghệ thông tin.

4. Nhu cầu tuyển dụng và mức lương

Tuyển dụng
Nhu cầu tuyển dụng

Theo khảo sát ở trên, nhu cầu tuyển dụng đối với Phát triển phần mềm (chính là lập trình viên) nhu cầu cao nhất. Chính vì thế, mà chỉ cần bạn học được, làm được thì việc bạn được nhận vào các doanh nghiệp là không quá khó. Nhu cầu về tuyển dụng ngành CNTT vẫn luôn hot nhất trong các ngành.

Mức lương
Mức lương

Hầu hết các vị trí đều được trả hơn $1000 mỗi tháng, trong đó:

Quản lý dự án / sản phẩm là cao nhất. Vì thường vị trí này là cấp quản lý rồi. Sau đó, Nhân viên phát triển phần mềm (lập trình viên) là được trả lương cao thứ hai. Các vị trí khác như làm về Khoa học dữ liệu, Thiết kế UI / UX, Phần cứng / Mạng hay như QA / QC cũng đều có mức lương rất cao so với các ngành khác. Vị trí nhân viên phát triển phần mềm được trả lương rất cao (và tất nhiên là sẽ đi kèm theo kinh nghiệm cũng như chuyên môn của các bạn nhé).

5. Có nên lựa chọn học tại trung tâm

Hiện nay, hầu hết các trường Đại học ở Việt Nam đều chú trọng vấn đề tự học của sinh viên, khuyến khích sinh viên học tập một cách chủ động và sáng tạo. Thế nhưng, phần lớn sinh viên hiện nay chưa biết tự học một cách hiệu quả.

Cùng xét chung các chuyên ngành thì " Công nghệ thông tin" hiện nay, có đến 72% sinh viên ngành này không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 100% không biết lĩnh vực ngành nghề.

Trong khi đó chuyên ngành CNTT đang là một trong những ngành có yêu cầu vô cùng cao về kiến thức và kinh nghiệm thực tế.

Vì sinh viên không có ý thức tự học, vì sinh viên lười, được gia đình quá bao bọc,...vv. Để rồi kết quả ra trường sinh viên liệu có công việc thuận lợi?

Đại học

 

Ở đây, tôi không phủ nhận việc đào tạo ở trường Đại học để đánh bóng đào tạo tại trung tâm. Mà tôi muốn nói các bạn nên "thực chiến" nhiều hơn thay vì chỉ học lý thuyết. Làm lập trình viên là phải code nhiều.

Nếu sinh viên lựa chọn học theo kiến thức trên trường và mong tốt nghiệp sẽ có việc là một sai lầm. Nếu sinh viên muốn tìm kiếm cơ hội của chính mình thì hãy tìm những kiến thức thực tiễn trên mạng, một từ khóa "chuyên ngành" cũng đủ để bạn có vô vàn kết quả để theo học. Chăm hoặc lười quyết định tất cả.

Một số bạn lựa chọn theo học các khóa học tại trung tâm, bởi các yếu tố vô cùng dễ hiểu : môi trường học năng động hơn, nhiều bạn bè cùng nguyện vọng, mục tiêu được xác định rõ ràng,...hơn là việc mình ngồi ở nhà chờ đợi cơ may đến.

Học được những chương trình mới nói cách khác là Doanh nghiệp làm gì thì trung tâm đào tạo cái đó, vậy nên một khóa thôi cũng giúp mình tạo cơ hội hơn để đi phỏng vấn.

Kết luận

Đừng bao giờ bỏ cuộc nếu bạn có đam mê và niềm tin quyết tâm khi bắt đầu với lĩnh vực "khó nhằn" này. Bạn sẽ học được rất nhiều điều thú vị, hay ho từ những cái khó đó.

 

Tham khảo thêm các Khóa học tại Techmaster - Mục Lộ trình, các khóa học dành cho người mới bắt đầu - tại đây nhé!

Đại học

Lưu ý: Có sử dụng 1 số hình ảnh từ bài viết thuộc kenh14.vn