Con nhà giàu "vượt sướng" có khó không?
Tôi ý thức được gia đình có điều kiện từ rất sớm. Mẹ là chủ tịch HĐQT 1 công ty sản xuất giấy lớn tại miền Bắc, vốn hoá hơn 300 tỷ đồng. Tôi có 1 chị gái, trước chị du học và hiện tại đã làm việc, định cư tại Mỹ. Tôi là con trai út trong gia đình.
Mẹ cũng nhiều khi hỏi tôi nếu tôi thích đi du học, đi đến một vùng đất mới thoả sức vẫy vùng. Mẹ cũng từng có lúc gặng thuyết phục tôi học ngành kinh tế, thuận lợi cho việc tiếp quản công ty.
Đầu tiên, tôi từ chối vụ đi du học. Tôi lo mình không đủ sức kiếm học bổng toàn phần, mà tôi cũng không muốn dùng tiền của mẹ để có danh "du học sinh". Từ những năm học cấp 3 Lomonoxop, tôi đã quyết định sẽ thi một trường đại học tại HN.
Với tôi, có việc làm, tự lập được là hạnh phúc. Năm cuối cấp, tự hỏi mình đam mê điều gì? Thề là tôi chẳng giỏi gì khác ngoài việc tôi có thể ngồi trước máy tính cả ngày, mò mẫm mấy thứ linh tinh. Rồi tôi chọn ngành CNTT, thi đỗ trường ĐH X. Dù không phải là trường top về đào tạo CNTT, tôi vẫn khá hứng khởi với kế hoạch trở thành Lập trình viên của mình. Nhưng đời không như là mơ. Năm đầu tiên, cho dù ngành CNTT nhưng chúng tôi vẫn phải học những môn cơ sở. Sự thay đổi 180 độ về phương pháp dạy và học khi lên Đại học: Học 2- 3 phần nhưng thi 10 phần, tôi sốc nặng, giống như rất nhiều những học sinh chăm ngoan ưa thích sự hoàn hảo khác. Cấp 3 bạn học càng giỏi và cầu toàn, lên đại học bạn càng dễ sa sút, học lại, thi lại. Giữa năm 2, tôi bỏ ngang việc học ĐH. Sau này tôi mới hiểu ra, đó là do phương pháp học thụ động tôi hình thành trong 12 năm học, và tư duy cố định của mình.
Không học được đại học thì vẫn còn lối khác mà! Với sự chu cấp gia đình, và sự giới thiệu của người thân quen, tôi tham gia vào một khóa học lập trình tại một trung tâm nổi tiếng có nhiều cơ sở tại Hà Nội. Do được giới thiệu vào chứ chưa phải do mình tự tìm hiểu kỹ lưỡng nên tôi đã đăng ký phải khóa kéo dài 2 năm thay vì chương trình 1 năm như dự định. Chương trình học ở đây rất rộng, sau 1 năm, mặc dù đã học được kha khá, nắm được cơ bản khá nhiều ngôn ngữ HTML,CSS,,C++,C#,Java, nắm vững database, đã làm một đồ án C# viết app quản lý khách sạn cùng với team 4 người, tôi vẫn thiếu thứ quan trọng nhất không thể thiếu khi xin việc trong ngành IT này, đó chính là tấm bằng tốt nghiệp. Đáng ra tôi lựa chọn học tiếp 1 năm nữa nhưng dưới sự thúc ép của gia đình, tôi buộc phải nghỉ để kiếm việc luôn. Nhưng cơ hội kiếm việc rất mong manh, gia đình tôi nhìn thấy cuộc đời tôi thật lãng phí: 1 năm rưỡi đại học giờ 1 năm nữa tại trung tâm đào tạo này nhưng vẫn không kiếm được việc. Nhưng tôi vẫn luôn coi đó là kinh nghiệm, nghĩ mình cần phải nỗ lực hơn nữa. May mắn thay tôi tìm được 1 công việc bán thời gian, mà phù hợp với tính cách của mình: làm video editor. Sếp không yêu cầu phải có mặt ở công ty nhiều, tôi chỉ cần hoàn thành công việc, giao video đúng hạn.
Tôi có việc làm, gia đình đã tạm yên tâm hơn. Sau khi bình tĩnh lại và xác định mình cần tìm một trường học mới. Tôi dành hẳn 1 tuần tìm kiếm trên Google, nghiên cứu so sánh các chương trình học ở tất cả các trung tâm tại Hà Nội, review của cộng đồng mạng. Tôi quyết định chọn Techmaster. Lần đăng ki học này tự tin hơn hẳn: tôi đã có thể tự chi trả học phí của mình.
Tôi đã thay đổi như thế nào ?
Tôi dành rất nhiều thời gian để làm bài tập thầy cô giao, thậm chí xin thêm bài tập, tìm thêm bài tập, code lại cho thật nhuần nhuyễn. Tôi giờ đã chăm chỉ tìm thêm nhiều nguồn tài liệu khi tiếp cận với một chủ đề mới, chịu khó đọc, dịch các tài liệu Tiếng Anh. Không có chuyện ngồi chờ thầy cô hỗ trợ fix bug mà chủ động tra cứu bug, tự fix, ghi chép lại để lần sau rút kinh nghiệm. Tôi dần quen với những buổi Hackathon 8 tiếng...
Cho đến giờ, khi đang trong thời gian nghỉ làm đồ án cuối khoá Java Spring Boot, tôi vẫn không nhớ được hết động lực nào đã giúp tôi hoàn thành chương trình học. Do tôi đã thay đổi được cách học thụ động của mình sau thất bại ở trường đại học? Do rất nhiều sự động viên của thầy cô? Do phương pháp dạy ở đây phù hợp, thực tế ?... Tôi chỉ cố gắng tốt hơn chính mình của ngày hôm qua, mỗi ngày một chút.
Bạn bè và một số ít người biết câu chuyện này hỏi tại sao tôi không chọn đường dễ mà đi ? Bảo tôi chỉ cần học cách tiêu tiền là đủ rồi. Nhưng với tôi, tự mình bước đi dù còn chậm, từng bước thực hiện ước mơ trở thành Lập trình viên mới là hạnh phúc thực sự!
Cảm ơn Techmaster!
P/S: Chia sẻ thêm một số kinh nghiệm của mình khi học Spring Boot nhé:
- Khi đọc tài liệu, đừng quá tập trung vào đọc hiểu khái niệm của thuật ngữ, đa số những thuật ngữ với người mới học đều rất xa lạ. Ví dụ, giả sử ta đọc dependency injection và được giải thích như sau "là cách để lắp ghép linh hoạt các thành phần tạo nên ứng dụng theo quy ước mặc định hoặc cấu hình có chủ ý của lập trình viên." Hiển nhiên đọc cái khái niệm này chả ai hình dung ra được nó là cái gì, đọc nó lên chả giúp ta hiểu hơn là đi giải thích "dependency injection là một khái niệm trong java chấm hết". Cách tốt nhất là hãy quên cái khái niệm đó đi, hãy tập trung vào code, chạy, tự diễn giải đoạn code theo ý hiểu của mình rồi từ đó ms hình dung ra được cái khái niệm được nhắc đến đấy.
- Khi code để hiểu được câu lệnh, đoạn này dùng để làm gì, hãy thử nhiều cách như vứt bỏ đoạn code đó đi, chuyện ra sẽ xảy ra. Hay giữ nguyên câu lệnh nhưng truyền vào tham số khác thì kết quả thay đổi thế nào. Nói chung hình dung ra nhiều cách giải khác nhau.
- Học nên có giải lao, khi cảm thấy bế tắc đừng cố vò đầu vào code, hãy ra ngoài đi bộ, hay làm bất cứ điều gì khiến đầu óc nghỉ ngơi.
Chúc các bạn học tốt nhé !
Cuộc đời có khó khăn đến đâu luôn có những việc nhỏ bạn có thể làm lúc này và mỗi hành động nhỏ đều tác động đến tương lai. Mỗi khó khăn là một cơ hội để ta học hỏi thêm kinh nghiệm, để sửa chữa những sai lầm trong quá khứ vì chúng ta đều là con người, và cuộc sống quá phức tạp, chúng ta không thể đoán trước được điều gì. Vậy đừng từ bỏ ước mơ, hãy nỗ lực hết mình !
Bình luận
Tuyệt! - Thử nghiệm ckeditor 5