Vì sao bạn nên học Java?
Trước khi nói Spring Boot, chúng ta nói về nền tảng của nó, chính là Java.
Java ra đời năm 1991, tới nay thì đã gần 30 năm rồi. Và có một điều mà có lẽ ít lập trình viên biết, đó là tính tới năm 2018, nó vẫn là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới.
Có thể thời thế thế thay đổi, có thể Python
, Javascript
đang vươn lên mạnh mẽ, nhưng có một thứ gọi là Legacy.
Java là Legacy
Tức là nó không thể bị loại bỏ hay thay thế, và doanh nghiệp trong năm nay, năm sau, và 5 năm nữa, họ vẫn sẽ và tiếp tục dùng Java.
Các trường đại học vẫn sẽ chọn dạy Java như một tiêu chuẩn về khái niệm hướng đối tượng.
Mình nói như ở trên là để cho những bạn mới tiếp cận tới ngôn ngữ này hoặc những bạn mới vào nghề có thể hiểu rõ tầm quan trọng của Java, và tất nhiên là lương của bạn cũng sẽ rất cao 😂 (yếu tố chính)
Còn cá nhân mình, thì mình thích cái cú pháp của Java, nó rõ ràng, dễ hiểu và dễ đọc. Ngoài ra, khái niệm OOP trong Java là chuẩn mực, kế thừa và interface đã khiến các dòng code trở nên "yêu" hơn và dễ dàng mở rộng hơn.
Khi được chạm tay vào những đoạn code siêu sao, cảm giác cực kì, cực kì phê. Mặc dù quy tắc của Java rất đơn giản và không nhiều biến thể được hỗ trợ bởi thông dịch như Javascript
hay Python
, nhưng bạn vẫn không thể nào hết ngạc nhiên với Java được, bạn sẽ còn trầm trồ dù học nó bao lâu đi nữa.
Java được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể là Frontend, có thể là Backend, có thể viết Game, Desktop App, Mobile App, xử lý dữ liệu lớn, Microservices, ML, AI, v.v.. nó len lỏi từng ngóc nghách của lập trình. Vì vậy, có kiến thức nền tảng là Java thì bạn rất rất có lợi, làm được rất nhiều thứ, mà dù cho có không sử dụng đến, nó vẫn sẽ giúp bạn học được các ngôn ngữ khác nhanh hơn.
Với một cộng đồng cực kì đông đảo và ngôn ngữ luôn cải thiện trong các version JDK về sau, mình tỉn rằng Java vẫn luôn là một khởi điểm tốt cho mọi lập trình viên.
Vì sao bạn nên học Spring?
Trước khi nói tiếp, tôi muốn bạn xem cái này:
Đó là bảng so sánh độ phổ biến của các Framework trong Java.
Vì nó là Framework, nên dù bạn có học nó, hay không học nó, bạn vẫn biết code Java thôi 😆
Nhưng nếu không học Spring hay Spring Boot thì bạn đã bỏ lỡ đi những điều thú vị mà Java có thể làm được. Chưa kể tới bỏ lỡ hàng tỉ cơ hội về nghề nghiệp, lương tỉ đô 😂 mặc dù mình biết nghề nghiệp cũng là phụ thôi, phải không các bạn, chúng ta làm vì đam mê! 😗
Spring là một framework java mãnh mẽ và phổ biến nhất hiện nay dành cho doanh nghiệp. Nó giúp rút ngắn thời gian lập trình và test, giảm sự rườm rà trong code, giảm thiểu bottleneck.
Hệ sinh thái Spring hỗ trợ mọi layer từ frontend, backend, persistence, third-paty, hỗ trợ mọi kiến trúc từ củ chuối tới microservice, code thì lại dễ dàng, nâng cao hiệu năng của lập trình viên. Nó là ánh sáng le lói chọc xuyên đêm đen, giúp cuộc đời của một Java Developer có chút hi vọng lay lắt, và tiếp túc sống (nghe cứ sai sai vấn đề 😂)
Còn rất nhiều thứ có thể kể về Spring nhưng vì bạn chưa biết thực ra nó là gì, nên có kể nữa cũng không tác dụng. Bây giờ bạn chỉ cần biết Spring và thằng con của nó (vâng, đặc biệt là thằng con của nó), Spring Boot là thứ bạn PHẢI HỌC khi tới với Java.
Spring đem tới chúng ta một hệ sinh thái rộng lớn, nên chúng ta không lo hết cái học 😂
Giờ đã yên tâm khi bắt đầu học Java chưa nào ?
Và đây là Series Spring Boot từ con số 0:
- Spring Boot 1: Hướng dẫn Component và Autowired
- Spring Boot 2: Autowired - Primary - Qualifier
- Spring Boot 3: Spring Bean Life Cycle + PostConstruct và PreDestroy
- Spring Boot 4: Component - Service - Repository
- Spring Boot 5 : Component Scan là gì?
- Spring Boot 6 : Configuration và Bean
- Spring Boot 7: Spring Boot Application Config và @Value
- Spring Boot 8 : Tạo Web Helloworld với @Controller + Thymeleaf
- Spring Boot 9: Giải thích cách Thymeleaf vận hành + Expression + Demo Full
- Spring Boot 10: @RequestMapping + @PostMapping + @ModelAttribute + @RequestParam + Web To-Do với Thymeleaf
- Spring Boot 11: Hướng dẫn Spring Boot JPA + MySQL
- Spring Boot 12: Spring JPA Method + @Query
- Spring Boot 13: [ Special ] Chi tiết Spring Boot + Thymeleaf + MySQL + i18n + Web Demo
- Spring Boot 14: Restful API + @RestController + @PathVariable + @RequestBody
- Spring Boot 15: Exception Handling @ExceptionHandler + @RestControllerAdvice / @ControllerAdvice + @ResponseStatus
- Spring Boot 16: Hướng dẫn sử dụng @ConfigurationProperties
- Spring Boot 17: Chạy nhiều môi trường với Spring Profile
- Spring Boot 18: Hướng dẫn chi tiết Test Spring Boot (P1)
- Spring Boot 19 : Hướng dẫn chi tiết Test Spring Boot (Phần 2)
Đây là series giúp bạn nắm được các kiến thức căn bản của Spring Boot.
Chúc các bạn thành công!
Link bài viết gốc loda.me Bài đăng được sự cho phép của tác giả- thầy Nam là giảng viên Khoá Lộ trình Java Spring Boot Full Stack Xem chi tiết
Bình luận