Lưu ý: Bài viết này chỉ dựa trên quan điểm của cá nhân và hoàn toàn không phản ảnh cách nhìn của bất kỳ tổ chức hay công ty nào.

Các công ty công nghệ luôn cố gắng để tìm ra cách để giữ chân các nhân viên của mình và duy trì sự thỏa mãn của họ đối với công việc. Nhưng đó không phải là công việc dễ dàng. Tính trung bình, tất cả những người mà tôi đã từng gặp đều chỉ làm cố định một công việc trong nhiều nhất là 18 tháng. Bất cứ khi nào tôi đặt câu hỏi về lý do của việc đó, họ đều đưa ra cho tôi các lý do mà nguồn gốc của chúng đểu là các vấn đề như nhau.

Dưới đây là những lý do mà tôi nghĩ là thực sự có ảnh hưởng đến việc mọi người làm ở lại với công việc của họ. Đương nhiên, mức lương cũng là một yếu tố quan trọng nhưng nó cũng không phải yếu tố quyết định nếu không có sự ảnh hưởng của ít nhất một trong các vấn đề dưới đây.

1. Mối quan hệ với cấp trên

Người ta nói nhân viên không bỏ việc, người ta rời bỏ quản lý của họ.  Đây là một nhận xét không thể đúng hơn được nữa. Trong công việc, bạn nên được kết nối chặt chẽ với quản lý của mình, nhìn vào mắt nhau và cảm thấy có thể tin tưởng lẫn nhau.  Quản lý của bạn nên ủng hộ các ý kiến của bạn và để cho bạn cảm thấy là hai người đang ở cùng một phe. Khi nói chuyện với bạn, họ cần thể hiện sự tôn trọng, đứng đắn. Họ không nên yêu cầu bạn làm những việc lặt vặt, lạm dụng quyền lực của mình để điểu khiển hoặc lăng mạ bạn.  Một vài người quản lý tuyệt vời của tôi trong những công việc mà tôi đã từng làm trở thành bạn của tôi cho tới hiện tại.

Có lẽ việc quản lý là một trong những việc khó làm nhất. Khi tôi nói rằng nó khó, ý tôi là nó khó khi bạn muốn trở thành một người quản lý giỏi. Bạn cần phải làm việc vô cùng chăm chỉ cho team của bạn, quản lý kì vọng và giữ tinh thần của team… Đó không phải việc mà ai cũng có thể làm được.

Trong ngày làm việc đầu tiên của tôi, quản lý của tôi giới thiệu tôi cho tất cả mọi người, tổ chức một bữa ăn trưa cho tất cả các thành viên của team và chúng tôi đã nâng cốc với câu chúc: “Chào mừng Shaun đến với team”. Mỗi tuần, tôi có một cuộc gặp riếng hai người với quản lý để xem xét lại những việc tôi đang làm và xem tôi đang có vấn đề gì hay không và vì thế, tôi luôn cảm thấy rất chắc chắn về những việc mình làm. Đây là những chi tiết rất nhỏ, nhưng thực tế chúng lại là những chi tiết làm nên sự khác biệt.

2. Các ý tưởng và đóng góp của cá nhân đề được xem xét nghiêm túc

Sự thật là tôi hiện đang giữ vị trí senior, nhưng tôi cảm thấy thích ý tưởng của tất cả các thành viên khác trong team và thức tế là tôi thúc đẩy để thông qua những cách khác nhau mà chúng được ứng dụng vào quá trình làm việc chung. Sẽ có nhiều việc để làm với công ty nhỏ, những tập đoàn lớn thường có xu hướng có những qui định nghiêm ngặt cho sự thay đổi.

Rất nhiều người chán nản với thực tế là họ không thể bắt đầu một sự thay đổi nào trong công ty. Những ý tưởng mới mẻ của lớp người trẻ lẽ ra nên được xem xét nghiêm túc, nhưng thật đáng xấu hổ là hầu hết các công ty đều không làm như vậy.  Khi một công ty đã đi vào quỹ đạo, họ cảm thấy rất mạo hiểm để đưa ra bất kỳ thay đổi nào vì hệ thống hiện có đã quá quen thuộc. Các công ty cần phải chấp nhận rủi ro để phát triển và đổi mới.

Khi những người trẻ cảm thấy họ không thể tạo ra những thay đổi có giá trị, họ mất đi đam mê vào công việc và không muốn tiếp tục làm việc tại công ty đó nữa. Đó là lúc họ quyết định rời đi để tìm một nơi có thể chấp nhận những ý tưởng của họ để đối mới. Thông thường, các công ty nhỏ như các start-up sẽ cho họ cơ hội đó.

3. Tôi có sự linh hoạt để được làm việc tại nhà khi cần

Chúng ta dành phần lớn thời gian trong đời mình tại nơi làm việc. Đối với tôi, tôi dùng phương tiện là tàu để đi tới London và việc đó khiến tôi mất gần 55 phút để di chuyển từ nhà tơi nơi làm việc. Trước đây khi tôi còn sống với bố mẹ mình, việc tôi di chuyển tới London mất đến 1 giờ 45 phút. Nó thật kinh khủng, nhưng tôi đã cố gắng đọc rất nhiều sách trên đường đi làm và đi làm về. Thậm chí tôi đọc tất cả các bản của Game of Thrones, vì không muốn lãng phí quá nhiều thời gian.

Vào thời điểm đó sếp của tôi đã nói rằng: “Cậu có thể làm việc tại nhà, nhưng đừng lạm dụng nó”, và điều đó là hoàn toàn có thể hiểu được. Phải cần có một niềm tin rất lớn đối với một người thì mới có thể để anh ta làm việc ngoài tầm nhìn như vậy, nhưng tôi cho rằng, trong những tình huống đặc biệt như là khi bạn phải ở nhà đơi người thợ sửa ống nước đến sửa lò sưởi thì việc được cấp quyền làm việc tại nhà một cách linh hoạt là một việc vô cùng tốt đẹp.

Thực tế qua kinh nghiệm bản thân tôi thấy rằng việc làm việc tại nhà có tác dụng tăng hiệu suất làm việc của tôi. Có ít yếu tố làm mất tập trung hơn và cũng yên tĩnh hơn. Tôi không cần phải đeo headphones và tôi có thể tập trung vào công việc của mình hơn. Mặt trái là bạn không thể đồng bộ công việc với đồng nghiệp hoàn hảo và điều đó cũng rất quan trọng.

4. Đồng nghiệp của tôi rất than thiện và hòa đồng.

“Có một lần đồng nghiệp của tôi đã nhắn tin cho tôi qua Hip Chat… nhưng lúc đó anh ấy đang ngồi ngay canh tôi.”

Vâng, một người bạn của tôi đã kể cho tôi nghe chuyện đó.  Đó thực sự là một việc đáng xấu hổ khi mà những người làm việc với công nghệ cảm thấy thoải mái với việc nhìn chằm chằm vào một khối vuông phát sáng cả ngày và không tương tác với những người xung quanh. Đã có những khoảng thời gian tôi cũng hành động y như vậy, vì tôi phải làm việc cho kịp deadline và thậm chí không có thời gian để nói chuyện với bất cứ ai, và những ngày đó tôi cảm thấy tâm trạng rất tồi tệ. Bản chất của chúng ta là những thực thể sống trong xã hội, nên việc dành ra một chút thời gian trong ngày để nói chuyện với ai đó luôn có thể làm chúng ta cảm thấy khá hơn nhiều, kể cả khi đó là một chủ đề không hề liên quan đến công việc.

Chúng tôi đã sắp đặt một kênh slack cho bất cứ ai muốn tới công viên ăn trưa và chúng tôi trò chuyện vui vẻ. Chúng tôi cũng sắp xếp những buổi đi chơi ở London với những phiếu ủng hộ. Không chỉ thế, chúng tôi còn có một trang web review các buổi gặp cho tất cả mọi lập trình viên fron-end và chúng tôi có thể mang theo để trao đổi bất kì vấn đề kĩ thuật nào mà chúng tôi đang gặp phải trong team của mình. Bất cứ ai có thể mang vấn đề hoặc gợi ý giải pháp và sau đó cùng thảo luận. Chúng tôi sau đó bỏ phiếu rằng ở đó tất cả đều tôn trọng ý kiến của người khác về một vấn đề nào đó.

5. Công việc rất thú vị và tôi luôn học được những điều mới

Khi chúng ta có đam mê với công việc và với việc đóng góp công sức để tạo ra sản phẩm, chúng ta dường như thích thú với công việc. Hiện tại, chúng tôi đang xây dựng một hệ thống thiết kế dựa trên nền tảng vững chắc của typography, màu sắc, khoảng cách 4 pixels, và React components có thể tái sử dụng.

Chúng tôi sử dụng Storybook và ý tưởng về thiết kế Atomic để xây dựng nguyên tử, phân tử và các cơ quan mà sau đó được xây dựng lên thành templates. Điều đó có nghĩa chúng tôi có thể nhìn ngắm các nguyên mẫu đang sống và đang thở trong các trang. Chúng tôi không cần phải log in vào các ứng dụng thật và áp dụng một dạng logic để thấy một trang cụ thể trông như thế nào. Thay vào đó, chúng tôi xem nó trong Storybook và chúng tôi biết trang sẽ trông như thế nào. Một thứ mạnh mẽ, và tôi yêu thích làm việc với nó. Với tôi, rất thú vị khi làm cho sản phẩm của mình chắc chắn và dễ dàng xây dựng.

Khi một dev cảm thấy như họ đang không học được gì cả, điều đó có nghĩa rằng công ty đang quá dễ chịu và không tiến bộ. Người làm dev có lẽ chỉ đang làm công việc maintain một vài code được để lại và đối phó với các biến chứng của các code này. Thay vào đó, họ có thể được quyền tự do để hoặc là tìm ra cách để giảm thiểu technical debt (giải pháp dễ dàng trước mắt nhưng để lại hậu quả về sau), tìm ra một vài giải pháp mới cho các vấn đề đang tồn tại hoặc làm việc với một vài project thú vị, thứ mà họ có thể làm việc với những công nghệ mới để giữ cho kĩ năng của họ sắc bén. Điều gì đó giữ cho họ phấn khích.

Lập trình làm một ngành công nghiệp có nhịp độ nhanh, nơi mọi thứ luôn luôn thay đổi. Đặc biệt là front-end! Nếu dev không cảm thấy họ đang học cái gì đó mới, họ nhanh chóng tụt lại phía sau và do đó trở nên thất nghiệp. Đó là thực tế. Họ có thể là một chuyên gia trong level thấp, nhưng họ không biết làm thế nào để xây dựng React component, họ sẽ bị nhìn nhận là không thích hợp trong cuộc chơi.

6. Thành quả công việc của bạn được công nhận và được mọi người đánh giá cao

Một cách tự nhiên chúng ta muốn thấy được sự phát triển của công ty và muốn cảm thấy rằng việc mình đang làm là đóng góp vào sự phát triển chung đó. Dù cho việc đó là giữ cho server ổn định khi là một DevOps hay deploy một microservice nhanh ở back-end, thật tốt nếu ai đó nhận ra và trân trọng việc bạn đã làm góp phần tạo ra thành quả.

Việc một đồng nghiệp có tư tưởng “tốt thôi đó là việc của cậu, nên cậu có trách nhiệm thì anh làm nó thôi mà” hoàn toàn không có lợi cho một nhóm. Đừng ngần ngại nói rằng “tôi thích chác mà cậu tiếp cận vấn đề đó.”

7. Bạn không cần phải chú ý đến phục trang quá nhiều

Không có điều gì làm cho tôi cảm thấy vui hơn là việc biết rằng mình không cần phải mặc suit đi làm mỗi ngày.  Đừng hiểu nhầm ý tôi, tôi thích trưng diện và nhìn chuyên nghiệp, nhưng việc được mặc những bộ quần áo thường ngày và không bị thít cổ bởi cà vạt cả ngày mang đến một cảm giác rất thoải mái.

Tôi là một kỹ sư. Trừ những trường hợp phải tương tác trực tiếp với khách hàng, tôi nghĩ rằng tôi không cần thiết phải quá chú trọng tới vấn đề ăn mặc, cũng không cần phải lo lắng đến việc cái áo mà tôi mặc hôm nay đã được là phẳng hay chưa. Việc là một chiếc áo, thực sự là khó…

Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết!

Theo medium.freecodecamp.org