Trong phần đầu tiên của series này, chúng ta sẽ cùng nhau làm một chiếc hộp cảm ứng. Với chiếc hộp cảm ứng này. Các bạn có thể biến bất cứ chiếc đèn hoặc quạt ở trong nhà thành một thiết bị thông minh.

Vậy thông minh ở đây là như thế nào? 

Tức là chúng sẽ tự động bật khi thấy bạn ở gần, và khi bạn rời khỏi thiết bị đó, nó sẽ tự tắt sau 30s.

Sản phẩm của chúng ta sẽ giống như thế này. Chỉ to và nặng bằng chai nước lavie thôi:

hộp cảm ứng

Nó có 2 ổ cắm điện. Một ổ cắm sẽ nối ra ổ điện trong gia đình. Một ổ còn lại sẽ nối ra đèn hoặc quạt.

Demo sản phẩm:

 

Giới thiệu đủ rồi, chúng ta cùng bắt tay vào làm thôi.

linh kiện

#1 Khởi động

Để hoàn thành được sản phẩm này, các bạn cần bỏ ra 100k và 30 phút. 

100 k để mua 3 linh kiện cơ bản: 

Cảm biến hồng ngoại - PIR sensor 

Mô-đun rơ le đơn kênh 5V

Mạch nguồn 5v

Và một số phụ kiện kèm theo, gồm có:

2 phích điện

2m dây điện - Mình dùng dây Vinacap 2x0.75mm

Một ít Jumper

jumper

Bạn cũng cần một tấm nhựa foamex (dày 5mm, to bằng tờ giấy A4) để dựng phần khung hộp.

foamex

 

#2 Vượt chướng ngại vật

Đối với các bạn mới bắt đầu, bước này sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian.

sensor

Để ý nhé cảm biến hồng ngoại của chúng ta có 3 chân, ký hiệu là Vcc, OUT, GND. Thứ tự như hình vẽ. Hãy dùng Jumper nối từ chân OUT ra chân EN1 của Mô-đun relay (như hình trên). 

Sau đó, hãy để ý tới 2 chân OUT và GND trên cảm biến, 2 cặp chân Vcc-GND và Vss+ Vss- trên module relay.

Và 2 dây đen-đỏ, ứng với 2 cực âm-dương trên mạch nguồn 5v:

Chúng ta sẽ nối dây đỏ - ứng với cực dương của mạch nguồn với chân Vcc trên cảm biến, chân Vss+ và Vcc trên module relay.

Nối dây đen - ứng với cực âm của mạch nguồn với chân GND trên cảm biến, chân Vss- và GND trên module relay.

Để mối nối chắc chắn hơn, hãy hàn chúng lại, phun 1 ít keo nến bọc ngoài rồi lấy băng dính điện quấn quanh.

 

Bây giờ quay trở lại với mạch nguồn 5v, 2 dây màu vàng sẽ được nối với dòng điện xoay chiều từ ổ điện của nhà các bạn. Do đó, ta sẽ nối nó với 1 ổ điện:

Sau đó, ta lấy 1 đoạn dây điện cỡ 24cm, nối 1 đầu cặp dây với ổ điện trên. 1 cặp đầu kia thì nối với ổ điện thứ 2 và module relay, cụ thể như hình dưới đây:

 

Như vậy về cơ bản, thiết bị của chúng ta đã có thể hoạt động, hãy kiểm tra nó bằng cách cắm nguồn điện vào ổ được nối với adapter và cắm đèn vào ổ còn lại:

 

Sau khi test, hãy cắt tầm nhựa foamex thành các tấm và dùng keo ghép chúng lại thành chiếc hộp. Khi đã có hộp, dùng keo nến để gắn các linh kiện theo một trật tự hợp lý.

Bây giờ, để sản phẩm của chúng ta vận hành hoàn hảo, cần tùy chỉnh cảm biến hồng ngoại một chút. Hãy để ý tới 2 núm xoay ở cảm biến, có 1 núm chỉnh khoảng cách và 1 núm chỉnh thời gian delay (tức là thời gian đèn tự tắt sau khi bạn rời khỏi vị trí). Mình để cả 2 núm hướng 10 giờ.

 

Về cơ bản là hoàn thành rồi, đây là demo:

 

Nếu chán xem ảnh, các bạn có thể check Clip demo full không che tại đây