Chúng ta đều biết rõ về ứng dụng web và sự khác biệt đối với các thể loại ưng dụng di động khác. Ứng dụng web không giới hạn chỉ ở smartphones hay máy tính bảng, mà là được thiết kế để chạy trên tât cả loại trình duyệt web ở máy tính, laptop hay điện thoại di động..Trong bài viết này, chúng tôi muốn phân biệt rõ rệt các loại ứng dụng web hay còn gọi là web applications.
Sự phân loại này dựa trên cách các ứng dụng web thể hiện nội dung. Từ điều đó chúng ta phân chia thành 6 loại ứng dụng web khác nhau như sau:
1. Ứng dụng web tĩnh (Static web application)
Nếu bạn thiết kế một ứng dụng web tĩnh, điều đầu tiên bạn cần biết đó là loại ứng dụng web này sẽ hiển thị rất ít nội dung và đặc biệt là sẽ không có tính linh hoạt.
Thường thì người ta hay sử dụng HTML và CSS để tạo nên những trang web như thế này. Tuy nhiên những đối tượng hoạt họa như banner, ảnh GIFs, video..có thể được bố trí thêm vào.
Bên cạnh đó, việc tùy chỉnh nội dung của kiểu ứng dụng web này là không hề dễ dàng. Đầu tiên bạn phải tải mã HTML về, sau đó chỉnh sửa và upload lại lên server. Và những việc đó chỉ có thể làm bởi người quản trị trang web hoặc công ty thiết kế ra trang web đó.
Một ví dụ cho ứng dụng web tĩnh là những trang CV (curriculum vitae) cá nhân, hay những trang web site giới thiệu tổ chức ít có nhu cầu cập nhật thông tin.
2. Ứng dụng web động (Dynamic web application)
So với ứng dụng web tĩnh thì ứng dụng web động phức tạp hơn về mặt kỹ thuật. Chúng sử dụng hệ cơ sở dữ liệu để load dữ liệu và nội dung được update mỗi khi người dùng truy cập, về cơ bản thì chúng đều có một thanh quản lý (hay còn gọi là CMS) là nơi mà các quản trị viên có thể điều khiển và chỉnh sửa nội dung của trang web.
Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau được sử dụng để lập trình một ứng dụng web động, trong đó PHP và ASP hai ngôn ngữ phổ biến nhất, bởi vì chúng cho phép cấu trúc những nội dung của trang web.
Ở dạng ứng dụng web này, nâng cấp nội dung là rất đơn giản và phía server không phải truy cập vào để chỉnh sửa chúng. Thêm nữa là chúng cho phép thiết lập một lượng lớn tính năng như forums hoặc database. Việc thiết kế, bên cạnh nội dung, cũng có thể chỉnh sửa cho khớp với yêu cầu của người quản trị.
3. Cửa hàng online hoặc thương mại điện tử
Nếu ứng dụng web là một cửa hàng online hoặc shop, việc lập trình sẽ là sự tái cấu trúc của một trang m-commerce hoặc e-commerce. Quá trình của kiểu ứng dụng này sẽ phức tạp hơn vì nó sẽ phải tích hợp cổng thanh toán điện tử qua credit card, Paypal..Lập trình viên đồng thời cũng phải thiết kế một panel quản lý cho admin bao gồm danh sách sản phẩm, thêm bớt và quản lý đơn hàng..vv
El Corte Ingles là một công ty lớn của Tây Ban Nha đã thiết lập một trang web bán hàng online. Trang web có tỷ lệ vừa vặn với các thiết bị di động và người dùng có thể thao tác thuận tiện như là ở trên trình duyệt.
4. Portal web app
Portal hay còn gọi là cổng thông tin là một kiểu ứng dụng web mà chúng ta truy cập tới nhiều khu vực hoặc danh mục khác nhau qua trang chủ. Những khu vực đó bao gồm rất nhiều chức năng: Forums, chat, email, khu vực chỉ dành cho đăng ký, nội dung mới nhất, làm việc nhóm..vv
5. Ứng dụng web hoạt hình (Animated web application)
Hoạt hình ở đây được cấu thành từ công nghệ FLASH, cho phép trang web hiển thị nội dung dưới dạng hoạt hình, đồng thời cũng cho phép việc thiết kế trở nên hiện đại và trực quan hơn. Đây cũng là một trong những công nghệ được sử dụng rộng rãi nhất bởi các designer và giám đốc sáng tạo.Hạn chế của công nghệ này đó là không phù hợp với các công cụ SEO hay định vị web vì các engine tìm kiếm không thể đọc chính xác được nội dung mà trang web truyền tải.
6. Ứng dụng web với hệ thống quản lý nội dung CMS
Nội dung phải được cập nhật thường xuyên, do vậy hệ thống quản lý nội dung (CMS) là một phương án quan trọng cần được tính đến. Admin có thể sử dụng hệ thống CMS này để thực thi những thay đổi và update nội dung.
Những hệ thống này rât trực quan và dễ sử dụng.Dưới đây là một vài cái tên nổi bật :
WordPress: Một trong những framwork CMS phổ biến nhất với rất nhiều thông tin, tutorial và các bài hướng dẫn trên Internet sẽ giúp bạn tùy biến và hiểu cách thức hoạt động của một CMS. Và trên tất cả thì mọi thứ đều FREE
Joomla: CMS này đứng sau Joomla về độ phổ biến, mặc dù số lượng người dùng hạn chế nhưng Joomla có một cộng đồng lớn và thân thiện.
Drupal: một CMS miễn phí và rất tùy biến, được gợi ý để dùng cho xây dựng một cộng đồng.
Mỗi loại ứng dụng web đều có điểm mạnh và điểm yếu, nhưng đừng quên rằng về nền tảng chúng vẫn là một website, không phải một ứng dụng thuần. Bạn sẽ phải tuân theo những quy định về cookes và tăng cường bảo mật trước những đợt tấn công của hacker, tương tự như những gì bạn phải làm với website. Và cuối cùng ứng dụng web hiện nay cũng đang có xu hướng tạo giao diện giống với ứng dụng mobile, với mục đích giảm thiểu chi phí, do vậy việc thành thạo các kiểu lập trình ứng dụng web là một điều khá quan trọng.
Techmaster là trung tâm đào tạo lập trình di động từ năm 2011. Chủ trương không cấp bằng, nhưng đào tạo cẩn thận, tỷ mỷ, phương pháp sáng tạo, làm dự án thật, đảm bảo việc làm cho học viên tốt nghiệp.
Khóa học thiết kế giao diện UI/UX ứng dụng web-di động
Bình luận