Bài viết được dịch từ trang web Readwrite
Trong một thế giới ngày càng định hình bởi phần mềm, các nhà phát triển chính là những người tạo ra thị trường. Điều này lại càng rõ ràng hơn trong một thị trường đang phát triển như Internet of Things.
Hiện nay đang có một mớ hỗn độn và cạnh tranh các tiêu chuẩn độc quyền, nhưng người giành chiến thắng trong Internet of Things sẽ là một công ty hoặc tổ chức đi xa nhất trong việc làm cho cuộc sống của các nhà phát triển trở nên dễ dàng hơn.
Số lượng và sự phân bố của các nhà phát triển Internet of Things
Mặc dù theo ước lượng của VisionMobile thì tổng số các nhà phát triển Internet of Things trên khắp thế giới hiện nay là khoảng 3,2 triệu người, nhưng chỉ một phần nhỏ trong số này là chuyên tâm vào IoT. Mặc dù vậy, số lượng các nhà phát triển chuyên biệt này đã tăng gấp đôi vào năm 2015, và sẽ tăng hơn 10 lần vào năm 2020, theo VisionMobile:
Đối với những người đang cố gắng để tiếp cận họ, thì xin thưa rằng không có một nơi nào là trung tâm tập trung phần lớn các nhà phát triển ở đó:
Điều này mang lại cả cơ hội và thách thức đối với những hy vọng để nhằm khai thác hiệu quả các nhà phát triển, như VisionMobile đã chỉ ra:
Các nhà phát triển Internet of Things ở khắp mọi nơi, từ thung lũng Silicon đến Hà Nội và Kuala Lumpur, từ các thị trấn nhỏ đến những thành phố lớn. Không có khu vực nào là duy nhất chi phối sự đổi mới Internet of Things, không có nơi nào là tập trung số đông các nhà phát triển IoT cả. Đây là tin tốt cho các doanh nhân trên toàn thế giới. Bạn không cần phải ở đúng chỗ, bởi vì không có chỗ nào gọi là lý tưởng cả.
Đó là tin tốt. Tin xấu đó là với một sự phân tán các nhà phát triển như vậy, hầu hết trong số họ là những người ẩn dật trong những startup ít hơn 50 người, việc tiếp cận họ trở nên vô cùng khó khăn. Trong một cuộc khảo sát gần đây, 50% các nhà phát triển nói với VisionMobile rằng cách chủ yếu để họ nhận được thông tin là thông qua các cộng đồng trực tuyến.
Đây chỉ là một lý do nữa để tin rằng cách duy nhất để tiếp cận các nhà phát triển Internet of Things hiệu quả là thông qua mã nguồn mở.
Internet Of Things đang trở thành mã nguồn mở
Các nhà phát triển đã chuyển sang mã nguồn mở và điện toán đám mây để thoát khỏi những ràng buộc nhân tạo về hiệu suất của họ, và điều này cũng sẽ đúng với Internet of Things.
Các công ty lớn có hy vọng cạnh tranh và kiếm tiền với Internet of Things hiểu rõ điều này. Trong số các tiêu chuẩn công nghệ khác nhau cạnh tranh để nhận được sự chú ý, số lượng lựa chọn mã nguồn mở thay thế đang ngày càng tăng, trong đó có một tổ chức rất hứa hẹn là AllSeen Alliance.
Công ty Bosch, một ứng cử viên đáng kể và là thành viên của AllSeen, mô tả tại sao mã nguồn mở là rất quan trọng trong đề xuất về dự án Vorto của họ, nhằm chuẩn hóa các mô hình thông tin IoT:
Đào sâu vào phần giả định (assumptions), Bosh đã ghi chú:
- Người tiêu dùng muốn sử dụng một lượng lớn các thiết bị trong hệ sinh thái của họ và không muốn bị giới hạn việc sử dụng các thiết bị của một nhà cung cấp cụ thể.
- Các nhà cung cấp thiết bị IoT muốn tăng số lượng các hệ sinh thái, nơi các thiết bị của họ có thể được tích hợp vào.
- Những nhà cung cấp các nền tảng IoT muốn tích hợp nhiều thiết bị nhất có thể vào hệ sinh thái của họ mà không cần nhiều nỗ lực.
- Các nhà phát triển ứng dụng muốn hỗ trợ một loạt các thiết bị mà không phải phát triển cho từng nhà cung cấp cụ thể.
Tất cả những lý do này đều trỏ đến mã nguồn mở. Và, như Bill Curtis của công ty ARM đã chỉ ra, "Bởi vì hầu hết các tiêu chuẩn Internet là quá phức tạp đối với các thiết bị hạn chế trong Internet of Things, những thiết bị này có xu hướng sử dụng những giao thức độc quyền, tạo ra các hầm chứa dữ liệu." Bởi vì sự gia tăng của các "tiêu chuẩn" độc quyền và mã nguồn mở, các nhà sản xuất thiết bị gắn chặt những bộ cảm biến của họ vào một mạng lưới độc quyền mà họ tạo ra.
Điều này không thể kéo dài.
Và người chiến thắng là…
Hãy còn quá sớm để tuyên bố một người chiến thắng trong Internet of Things. Nó là quá mới và có quá nhiều ồn ào xung quanh các tiêu chuẩn cạnh tranh.
Trớ trêu thay, hầu hết các ồn ào hiện nay xuất phát từ những nỗ lực cạnh tranh cho tiêu chuẩn hóa mã nguồn mở, với một vụ ồn ào gần đây là do Intel từ chối tham gia vào AllSeen và Broadcom rời khỏi tổ chức Open Interconnect Consortium. Cả hai công ty rời khỏi những tổ chức này vì các vấn đề IP.
Nhưng hãy làm rõ: Không ai trong số các công ty này xếp hàng để tham gia nền tảng nào đó đã tỏ ra thiếu tích cực trong việc đưa bất kỳ tiêu chuẩn cụ thể nào trở thành chuẩn mã nguồn mở. Các nhà phát triển làm điều đó.
Và các nhà phát triển bị thu hút bởi các công cụ và nền tảng mà giúp cho họ làm việc hiệu quả cũng như nhanh chóng hơn. Việc đưa ra một danh sách các nhà tài trợ cho một tổ chức là vô nghĩa nếu tổ chức đó không tạo ra phần code để hấp dẫn các nhà phát triển. (Điều này thì phải hỏi OpenStack, vì họ vẫn tiếp tục thu hút các nhà cung cấp nhiều hơn là người mua và các nhà phát triển, như Jack Clark đã nhấn mạnh.)
Các công ty sẽ giành chiến thắng trên Internet of Things không phải trong phòng họp, mà là trên những dòng lệnh (command line). Các tổ chức tung ra những phần code hoàn hảo tới thị trường đầu tiên, với một cộng đồng cung cấp những tài liệu tuyệt vời và một bầu không khí cởi mở sẽ giành chiến thắng. Cho đến nay, chỉ có AllSeen đã làm được điều đó, với phần code có sẵn để bạn tải về ở đây. Và nó có giữ được lợi thế đó trong tương lai hay không là do các nhà phát triển quyết định.
Tham khảo:
Các khóa học lập trình tại TechMaster sẽ cung cấp cho bạn những kỹ năng thực tế nhất để có thể xin được việc làm. Với nhiều mô hình đào tạo như online, offline, và FlipLearning (kết hợp giữa online với offline). Bạn có thể xem thông tin chi tiết về các khóa học tại đây.
Bình luận