Nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên Android, hãy tham gia khóa học "Lập trình Android qua 10 ứng dụng thực tế" từ chuyên gia Nguyễn Bá Thành, CEO WePlay.,JSC - 5 năm khởi nghiệp lập trình mobile - Nổi tiếng với game Bắt Chữ (10 triệu lượt tải - 2014), Ứng dụng Lịch số 1 Việt Nam: Lịch Vạn Niên (5 triệu lượt tải).

Hôm nay chúng ta sẽ đi qua về các thành phần tạo nên một ứng dụng Android. Việc hiểu được các thành phần tạo nên một ứng dụng Android là rất cần thiết cho việc lập trình.

Học lập trình Android cơ bản đến nâng cao
Một ứng dụng Android gồm những thành phần cơ bản nào?

Các thành phần này được chia làm 6 loại bao gồm:
1.Activity: hiểu một cách đơn giản thì Activity là nền của 1 ứng dụng. Khi khởi động 1 ứng dụng Android nào đó thì bao giờ cũng có 1 main Activity được gọi, hiển thị màn hình giao diện của ứng dụng cho phép người dùng tương tác
2.Service: thành phần chạy ẩn trong Android từ lúc chạy cho tới khi thiết bị cầm tay tắt đi. Service sử dụng để update dữ liệu, đưa ra các cảnh báo (Notification) và không bao giờ hiển thị cho người dùng thấy.
VD: một chiếc MP3 chơi các bài nhạc được lưu trong hàng đợi, ngay cả khi người sử dụng chạy vào ứng dụng khác thì ứng dụng của bạn vẫn phải cần thực hiện các Services để trình diễn các nhiệm vụ mà không có một giao diện người dùng cụ thể nào cả.
3.Content Provider: được tạo ra để quản lý và chia sẻ dữ liệu với các hoạt động, dịch vụ khác.
4.Intent: nền tảng để truyền tải các thông báo. Intent được sử dụng để gửi các thông báo đi nhằm khởi tạo 1 Activity hay Service để thực hiện công việc bạn mong muốn. VD: khi mở 1 trang web, bạn gửi 1 intent đi để tạo 1 activity mới hiển thị trang web đó.
5.Broadcast Receiver: thành phần thu nhận các Intent bên ngoài gửi tới. VD: bạn viết 1 chương trình thay thế cho phần gọi điện mặc định của Android, khi đó bạn cần 1 BR để nhận biết các Intent là các cuộc gọi tới.
6.Notification: đưa ra các cảnh báo mà không làm cho các Activity phải ngừng hoạt động.

Vòng đời của một ứng dụng Android
Android có cơ chế quản lý các process theo chế độ ưu tiên. Các process có priority
thấp sẽ bị Android giải phóng mà không hề cảnh báo nhằm đảm bảo tài nguyên.
1.Foreground process: là process của ứng dụng hiện thời đang được người dùng
tương tác.
2.Visible process: là process của ứng dụng mà activity đang hiển thị đối với người
dùng (onPaused() của activity được gọi).
3.Service process: là Service đang running.
4.Background process: là process của ứng dụng mà các activity của nó ko hiển thị
với người dùng (onStoped() của activity được gọi).
5.Empty process: process không có bất cứ 1 thành phần nào active.
Theo chế độ ưu tiên thì khi cần tài nguyên, Android sẽ tự động kill process, trước
tiên là các empty process.

Lập trình Android cơ bản


Activity bao gồm 4 state:
– active (running): Activity đang hiển thị trên màn hình (foreground).
– paused: Activity vẫn hiển thị (visible) nhưng không thể tương tác (lost focus).
VD: một activity mới xuất hiện hiển thị giao diện đè lên trên activity cũ, nhưng
giao diện này nhỏ hơn giao diện của activity cũ, do đó ta vẫn thấy được 1 phần
giao diện của activity cũ nhưng lại không thể tương tác với nó.
– stop: Activity bị thay thế hoàn toàn bởi Activity mới sẽ tiến đến trạng thái stop
– killed: Khi hệ thống bị thiếu bộ nhớ, nó sẽ giải phóng các tiến trình theo nguyên
tắc ưu tiên. Các Activity ở trạng thái stop hoặc paused cũng có thể bị giải phóng và
khi nó được hiển thị lại thì các Activity này phải khởi động lại hoàn toàn và phục
hồi lại trạng thái trước đó.