Với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn. IQ giúp bạn học giỏi, có thành tích cao trong học tập. IQ cao nhờ sách vở và trường lớp còn EQ cao nhờ rèn luyện thông qua thực tế cuộc sống. Người có trí thông minh EQ không hẳn là người tài giỏi nhất nhưng là người có thể hoạt động tương tác tốt nhất, có ảnh hưởng cao đến mọi người xung quanh mình. Họ biết mình như thế nào, điểm mạnh là gì và biết phát triển tốt nhất khả năng của bản thân, và phát huy điểm mạnh của những người xung quanh.

Sau đây là bảy thói quan của người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao:

1. Tập trung vào những “SUY NGHĨ TÍCH CỰC” và không lãng phí năng lượng tinh thần vào những thứ không thể kiểm soát.

Dù muốn hay không, hàng ngày vẫn có những điều xảy ra trong cuộc sống mà chúng ta không thể kiểm soát được: một người bạn trong nhóm bị bệnh, không có máy tính làm việc vì cúp điện do bão v.v… Điều bạn cần làm là không cho phép những điều không may kiểu này thống trị tâm trí. Nó sẽ chỉ kéo bạn xuống. Họ không bỏ qua những tin tức xấu, nhưng những người có EQ-trí thông minh cảm xúc cao thực hiện những quyết định có ý thức để tập trung giải quyết vấn đề và tìm kiếm giải pháp.

Làm gì thì làm ngay đi, nếu cứ để đó sẽ trở thành không bao giờ.

2. Luôn tìm cách để “XUNG QUANH MÌNH LÀ NHỮNG NGƯỜI TÍCH CỰC”

Những người có trí thông minh cảm xúc cao không dành nhiều thời gian để nghe những lời phàn nàn và có xu hướng tránh xa những người tiêu cực. Họ nhận thức được việc bị RÚT DẦN NĂNG LƯỢNG khi bên cạnh những người tiêu cực và họ tìm mọi cách tránh điều đó.

Và bởi vì họ luôn luôn tìm kiếm các giải pháp và những điểm tích cực trong các tình huống, những người tiêu cực bắt đầu học cách lảnh tránh họ giống như lảnh tránh câu chuyện tình yêu đau khổ.

Bạn có thể nhanh chóng nhận ra những người này vì họ thường mỉm cười, cười rất nhiều và thu hút những người tích cực khác. Sự ấm áp, cởi mở, và thái độ quan tâm làm cho họ trở nên đáng tin cậy hơn.

3. Họ có thể thiết lập ranh giới và QUYẾT ĐOÁN KHI CẦN THIẾT

Sư thân thiện, cởi mở tự nhiên của họ có thể làm một số người nghĩ là họ dễ bị thuyết phục. Không phải vậy.

Nhiều người rốt cuộc thường hay bị thuyết phục để đảm nhận những nhiệm vụ hoặc làm một điều gì đó bất chấp cảm giác tội lỗi. Hoặc chỉ đơn giản là họ không có đủ can đảm để nói “không”. Những người có sức mạnh cảm xúc có thể lịch sự nhưng vô cùng quả quyết khi giải thích, lý do tại sao họ không thể và tại sao họ sẽ không làm những điều không phù hợp với kế hoạch của riêng họ. Họ từ chối bị kiểm soát.

Người có chỉ số EQ cao thường biết nói KHÔNG để bảo vệ quỹ thời gian và hoàn thành những cam kết của mình. Họ Không Làm Những Điều Mình Không Muốn

Tham khảo các khóa học lập trình online, onlab, và thực tập lập trình tại TechMaster

4. HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI và sẵn sàng “BUÔNG BỎ QUÁ KHỨ”.

Học lập trình thành công

Những người có EQ thường bận rộn suy nghĩ về những khả năng có thể xảy ra trong tương lai, họ không dành nhiều thời gian nghĩ về quá khứ. Họ học từ những thất bại trong quá khứ và áp dụng nó vào hành động của họ trong tương lai. Họ không bao giờ thấy sự thất bại trong quá khứ đang phản ánh con người họ trong hiện tại.

5. Tìm cách TẠO NIỀM VUI để vui hơn và hạnh phúc hơn.

Học lập trình kiếm việc

Cho dù là tại nơi làm việc, ở nhà, hay với bạn bè, họ biết tìm kiếm cơ hội để thưởng thức hương vị cuộc sống. Họ nhận được niềm vui và sự hài lòng khi nhìn thấy người khác hạnh phúc và mãn nguyện. Và làm bất cứ điều gì họ có thể làm để mọi người vui vẻ và thoải mái khi bên cạnh họ.

Và hạnh phúc thì thật sự quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Một nghiên cứu của trường Sức Khỏe Cộng Đồng Harvard được thực hiện trong vòng 20 năm đối với hơn 6.000 người bao gồm cả đàn ông và phụ nữ đã chỉ ra rằng: Những năng lực cảm xúc như nhiệt tình, hy vọng, sống hết mình và khả năng đối mặt với áp lực của cuộc sống bằng sự cân bằng cảm xúc, rõ ràng có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch ở con người.

6. THOÁT KHỎI XUNG ĐỘT NHANH CHÓNG.

Khi mọi thứ không diễn ra như họ mong đợi, họ có khả năng thoát khỏi những xung đột nhanh chóng. Người có chỉ số EQ cao không giữ sự tức giận, thay vào đó, họ tìm cách để mọi chuyện không xảy ra lần nữa.

“Lừa tôi một lần, sự xấu hổ thuộc về bạn, lừa tôi lần thứ 2, sự xấu hổ thuộc về tôi” là phương châm của họ. Họ có khả năng tha thứ, và có khả năng không để cho mình bị lợi dụng một lần nữa trong cùng một hoàn cảnh.

Họ không tạo ra những kẻ thù không cần thiết. Họ không thổi phồng trong những tình huống xung đột. Họ im lặng khi tức giận, suy nghĩ trước khi nói và tìm cách để bình tĩnh lại, không để cảm xúc áp đảo.

7. KHÔNG NGỪNG HỌC HỎI.

Học lập trình trực tuyến

Những người có trí thông minh cảm xúc cao là người học suốt đời, và không ngừng phát triển. Họ mở cửa cho những ý tưởng mới, và luôn luôn sẵn sàng học hỏi từ những người khác. Khi một người nào đó trình bày một ý tưởng mới phù hợp và tốt hơn, họ sẵn sàng đón nhận bằng cách liên tục thu thập thông tin mới. Sau đó họ tự phân tích thông tin mới kết hợp vào lòng tin tưởng vào những trải nghiệm và trực giác của họ, và tự mình đưa ra quyết định hành động tốt nhất.

Nhờ vào việc liên tục học hỏi, họ luôn tin vào chính mình và không sợ sự thay đổi. Trái lại, họ luôn chào đón nó. Họ biết rằng thế giới không đứng yên và rằng cách duy nhất để đảm bảo một tương lai thành công là có thể chấp nhận những ý tưởng mới và những hoàn cảnh mới có thể xảy ra. Không đời nào họ lại để bản thân mình trở nên trì trệ, lạc hậu. Những người này thậm chí thường phát triển mạnh mẽ hơn trong một môi trường luôn thay đổi.

“Có một thứ không bao giờ thay đổi, đó chính là sự thay đổi.” - Louis L’Amour.

DO ĐÓ – HỌ KHÔNG SỢ RỦI RO – KHÔNG SỢ THẤT BẠI

Bạn cần phải kiên cường về mặt cảm xúc nếu muốn làm nên việc lớn. Bạn phải chuẩn bị tinh thần để dám chấp nhận rủi ro – nhưng đồng thời cũng cần có tính toán rủi ro cẩn thận. Không phải tất cả mọi thứ bạn làm đều có thể tới đích suôn sẻ và bạn chắc chắn phải chấp nhận vấp ngã một vài lần trước khi thành công. Hãy tính toán rủi ro, phân tích lợi ích và có sức mạnh để quyết đoán đúng lúc.