Đặt câu hỏi đúng là đã giải quyết được 50% vấn đề. Hiện nay nhu cầu tìm kiếm từ khóa trên Google ngày càng giảm, mọi người chuyển sang hỏi đáp với AI Chat Bot. Để câu hỏi bớt đơn điệu nhàm chán và nhận được phản hồi chung chung từ AI, dưới đây là bài viết tóm tắt kỹ thuật đặt câu hỏi cho AI.
1. Xác định chủ đề và mục tiêu
- Trước tiên, xác định rõ chủ đề bạn muốn khám phá (ví dụ: “ô nhiễm môi trường”) và mục tiêu của câu hỏi (tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp, cảm nhận, v.v.).
- Điều này giúp bạn định hướng các chiều hỏi phù hợp.
2. Cung cấp đầy đủ thông tin cho AI trước khi đặt câu hỏi
- Câu hỏi hời hợt:
- “Tôi nên mua chung cư hay đầu tư chứng khoán vào lúc này?”
- “Tôi nên học Python hay Java?”
- “Tôi nên đi xe tay ga hay xe côn tay?”
- Câu hỏi có thông tin nền:
- “Tôi đang ở Hà nội, Việt nam. Ngày 2/4/20225 vừa qua tổng thống Mỹ Donald Trump vừa áp mức thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu từ Việtnam. Rất nhiều mã cổ phiếu đang giảm 5-12%. Tôi có khoảng 300 triệu tiền mặt. Tôi đang phân vân dùng số tiền này để mua cổ phiếu lúc hạ giá hay để cọc mua một chung cư nhỏ diện tích 28m2, giá khoảng 50 triệu/m2 trả dần trong 36 tháng? Hãy tổng hợp thông tin về thị trường chứng khoán và bất động sản ở Việt nam để cho tôi gợi ý. Hãy giải thích chi tiết”
- “Tôi là sinh viên kinh tế. Tôi không quá giỏi toán và tư duy logic. Tuy nhiên tôi cần có kỹ năng phân tích dữ liệu để chuẩn bị lúc đi xin việc ở các ngân hàng hay tổ chức tài chính. Theo bạn tôi nên học ngôn ngữ lập trình nào Python hay Java? Nếu có ngôn ngữ nào phù hợp hơn cho người mới học thì cứ đề xuất”
- “Tôi là nữ, 25 tuổi, cao 1.68m, nặng 58kg, mỗi ngày tôi cần đi xe từ nhà đến công ty tổng quãng đường khoảng 20km, cuối tuần tôi muốn dã ngoại bằng xe máy quãng đường khoảng 250km mỗi ngày chở theo khá nhiều đồ dã ngoại khoảng 25kg. Theo bạn tôi nên mua xe tay ga hay xe côn tay nếu giá của chúng là ngang nhau? Hãy tạo một bảng so sánh lợi thiệu theo nhiều chi tiết”
3. Sử dụng các loại câu hỏi đa dạng
- Câu hỏi thực tế (What): Tập trung vào thông tin cụ thể, dữ liệu.
- “Ô nhiễm môi trường hiện nay nghiêm trọng đến mức nào?”
- Câu hỏi nguyên nhân (Why): Tìm hiểu lý do hoặc nguồn gốc.
- “Tại sao ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng?”
- Câu hỏi cách thức (How): Khai thác quy trình hoặc giải pháp.
- “Làm thế nào để giảm thiểu ô nhiễm môi trường?”
- “Có thư viện mã nguồn mở nào tách được giọng hát ra khỏi bài hát? Nếu có hãy cho tôi vài ví dụ”
- Câu hỏi giả định (What if): Khuyến khích tư duy sáng tạo hoặc dự đoán.
- “Điều gì sẽ xảy ra nếu ô nhiễm môi trường không được kiểm soát trong 50 năm tới?”
- "Nếu bạn bị thua lỗ chứng khoán mất 300 triệu VND, căn nhà bạn đang ở đang thế chấp ngân hàng, hàng tháng bạn phải trả nợ 20 triệu VND, lương của bạn là 30 triệu VND mỗi tháng, bạn sẽ làm gì "
- Câu hỏi cảm xúc/ý kiến (How do you feel/What do you think): Tập trung vào quan điểm cá nhân.
- “Bạn cảm thấy thế nào về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay?”
- “Đi xe ô tô điện có thực sự làm giảm ô nhiễm so với xe xăng khi quá trình tinh luyện nguyên liệu pin và xử lý pin cũ cũng gây ô nhiễm cho môi trường?”
4. Áp dụng mô hình 6W1H (6 Whats - 1 How)
- Who: Ai liên quan hoặc chịu ảnh hưởng?
- “Ai là người chịu trách nhiệm chính cho vấn đề ô nhiễm?”
- What: Cái gì đang xảy ra?
- “Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến những khía cạnh nào của cuộc sống?”
- Where: Xảy ra ở đâu?
- “Khu vực nào trên thế giới bị ô nhiễm nặng nhất?”
- When: Thời điểm nào quan trọng?
- “Ô nhiễm môi trường bắt đầu trở thành vấn đề lớn từ khi nào?”
- Why: Tại sao lại như vậy?
- “Tại sao một số quốc gia kiểm soát ô nhiễm tốt hơn những nước khác?”
- What If: Giả sử như
- “Nếu cuộc đổ bộ lên Normandy thất bại thì kết cục chiến tranh thế giới thứ 2 sẽ như thế nào?”
- “Nếu Mỹ không ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản thì Nhật Bản cuộc chiến Mỹ Nhật ở châu Á sẽ ra sao?”
- How: Làm thế nào để thay đổi?
- “Làm thế nào để nâng cao ý thức cộng đồng về ô nhiễm?”
5. So sánh đối lập
Khi các bạn cần phải lựa chọn giữa nhiều phương án,hãy tận dụng phương pháp so sánh đối lập hoặc so sánh theo các tiêu chí khác nhau. Ví dụ:
- “Tôi có 36 triệu VND, với số tiền này hãy so sánh 2 lựa chọn mua xe xăng Honda WinnerX và xe máy điện Vinfast Klara theo các tiêu chí khác nhau”
- “Hãy so sánh dạng bảng theo các tiêu chí giữa việc tích kiệm tiền để mua nhà cố định một chỗ hay dùng tiền đó để đi du lịch trải nghiệm ở nhiều nơi”
- “Hãy so sánh cho ví dụ đơn giản giữa hai ngôn ngữ lập trình Golang và Python.”
6. Đặt câu hỏi từ các góc nhìn khác nhau
- Góc nhìn cá nhân: “Bạn nghĩ gì về trách nhiệm của mỗi người trong việc giảm ô nhiễm?”
- Góc nhìn xã hội: “Xã hội có vai trò gì trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường?”
- Góc nhìn khoa học: “Những nghiên cứu nào đã chứng minh tác động của ô nhiễm đến sức khỏe?”
- Góc nhìn kinh tế: “Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào?”
- Góc nhìn đạo đức: “Có đúng không khi các thế hệ tương lai phải gánh chịu hậu quả ô nhiễm từ chúng ta?”
hoặc yêu cầu AI đánh giá: “Hãy đánh giá cách tiếp cận ưu tiên code nhiều chức năng trước rồi mới tối ưu sau và vừa code vừa tối ưu từng chức năng nhỏ”
7. Kết hợp câu hỏi mở và câu hỏi đóng
Chủ đề “Học tập trực tuyến”
- Câu hỏi đóng: “Bạn có thích học trực tuyến không?”
- (Câu trả lời thường là “Có” hoặc “Không”, ngắn gọn và cụ thể.)
- Câu hỏi mở: “Bạn nghĩ học trực tuyến mang lại lợi ích gì so với học truyền thống?”
- (Mời gọi người trả lời chia sẻ ý kiến chi tiết, khuyến khích thảo luận.)
Chủ đề “Biến đổi khí hậu”
- Câu hỏi đóng: “Biến đổi khí hậu có phải do con người gây ra không?”
- (Yêu cầu trả lời “Có” hoặc “Không”, không cần giải thích nhiều.)
- Câu hỏi mở: “Theo bạn, con người đã góp phần như thế nào vào biến đổi khí hậu?”
- (Mở ra cơ hội để người trả lời phân tích, đưa ra quan điểm cá nhân.)
6. Sử dụng kỹ thuật phân cấp (Funneling)
- Bắt đầu từ câu hỏi rộng, sau đó thu hẹp dần.
Chủ đề “Du lịch”
- Câu hỏi rộng: “Hãy cho tôi danh sách các loại hình du lịch phổ biến trên thế giới”
- (Mở ra cái nhìn tổng quan về du lịch.)
- Thu hẹp dần: “Hãy chi tiết loại hình du lịch giá rẻ, phù hợp với số đông người du lịch, chi phí dưới 80$ mỗi ngày”
- (Tập trung vào các loại hình cụ thể.)
- Câu hỏi chi tiết: “Hãy phân tích ưu nhược điểm khi xây dựng homestay ở vùng miền núi phía Bắc so với vùng ven biển miền Trung Việt nam? Tôi nên tận dụng những thế mạnh có sẵn ở địa phương như thế nào”
- (Đi sâu vào một khía cạnh cụ thể: du lịch bền vững và bối cảnh địa phương.)
Chủ đề “Sức khỏe tinh thần”
- Câu hỏi rộng: “Sức khỏe tinh thần quan trọng như thế nào trong cuộc sống?”
- (Khám phá tầm quan trọng tổng thể.)
- Thu hẹp dần: “Những yếu tố nào thường ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn?”
- (Hướng đến các nguyên nhân hoặc yếu tố cụ thể.)
- Câu hỏi chi tiết: “Làm thế nào để bạn đối phó với căng thẳng từ công việc hàng ngày?”
- (Tập trung vào một tình huống cụ thể: căng thẳng công việc.)
Chủ đề “Công nghệ trong giáo dục”
- Câu hỏi rộng: “Công nghệ đã thay đổi giáo dục như thế nào trong những năm gần đây?”
- (Xem xét tác động tổng quát của công nghệ.)
- Thu hẹp dần: “Những công cụ công nghệ nào được sử dụng nhiều nhất trong lớp học?”
- (Đi vào các công cụ cụ thể.)
- Câu hỏi chi tiết: “Việc sử dụng ứng dụng học trực tuyến như Zoom có ảnh hưởng ra sao đến khả năng tập trung của học sinh?”
- (Tập trung vào một công cụ cụ thể và hiệu quả của nó.)
7. Khai thác khía cạnh thời gian
- Quá khứ: “Nguyên nhân nào từ quá khứ dẫn đến ô nhiễm ngày nay?”
- Hiện tại: “Hiện nay chúng ta đang làm gì để giảm ô nhiễm?”
- Tương lai: “Bạn dự đoán tình trạng ô nhiễm sẽ thay đổi ra sao trong 20 năm tới?”
Lợi ích của kỹ thuật đa chiều:
- Khai thác thông tin toàn diện.
- Kích thích tư duy sâu sắc từ người trả lời.
- Tránh lặp lại những câu hỏi đơn điệu, nhàm chán.
Bình luận