Fundamental IT Engineer Examination là một thử thách khó nhằn khi bạn không được phép mang máy tính vào phòng thi để tra cứu vậy nên bạn cần phải học thuộc lòng các ký hiệu ngôn ngữ lập trình giả dưới đây để làm bài thi cho tốt nhé.
Các ký hiệu ngôn ngữ lập trình giả
procedure(type: arg1, …) : Là cách biểu diễn một thủ tục hoặc hàm không trả về kết quả. Cụ thể:
procedure
là tên của thủ tục hoặc hàm.type
là kiểu dữ liệu của tham số.arg1
là tên của tham số....
có thể có thêm các tham số khác.
Ví dụ:
procedure printMessage(message: string)
// in ra tin nhắn
print(message)
ret-type: function(type: arg1, …): Khai báo một hàm với kiểu trả về:
function
là tên của hàm.type
là kiểu dữ liệu của tham số.arg1
là tên của tham số....
có thể có thêm các tham số khác.
Ví dụ:
integer: sum(a: integer, b: integer)
return a + b
type: var1, var2, …: Khái báo một hoặc nhiều biết với kiểu type, ví dụ: integer: a, b, c.
type []: array1, array2, …: Khái báo một hoặc nhiều mảng của một kiểu, ví dụ: integer[]: a, b, c.
/ comment /: Một đoạn mô tả cho mã nguồn, ví dụ:
/*
Hàm cộng 2 số
*/
integer: sum(a: integer, b: integer)
return a + b
// comment: Một dòng mô tả cho mã nguồn, ví dụ:
// Hàm cộng 2 số
integer: sum(a: integer, b: integer)
return a + b
variable ← expression: Gán giá trị cho một biến, ví dụ: a ← 1 hoặc c ← sum(1, 2)
procedure(arg1, …): Gọi thủ tục, có thể có tham số hoặc không, ví dụ: print() hoặc print(message)
function(arg1, …): Gọi hàm, có thể có tham số hoặc không, ví dụ: data ← getData() hoặc c ← sum(1, 2).
output arg1, …: Hiển thị kết quả ra màn hình, ví dụ: output a, b, c.
return ret-val: Trả về kết quả, ví dụ: return c.
Lệnh rẽ nhánh: Xử lý theo điều kiện:
// nếu điều kiện i xảy ra
if (condition-i)
process-i // xử lý mã nguồn i
// nếu điều kiện i không xảy ra và điều kiện ei xảy ra
elseif (condition-ei)
process-ei // xử lý mã nguồn ei
// nếu các điều kiện phí trên không xảy ra
else
process-e // xử lý mã nguồn e
endif
Ví dụ:
if (a = 0)
ret <- 10
elseif (a = 1)
ret <- 20
else
ret <- 30
Vòng lặp for:
for (sequence)
process
endfor
Ví dụ:
for(increase i from 1 to 100 by 1)
print(i)
Vòng lặp while:
while (condition)
process
endwhile
Ví dụ:
while (num > 0)
print(num)
Vòng lặp do-while
do
process
while (condition)
Ví dụ:
do
print(num)
while(num > 0)
(): Biểu thức, ví dụ a + (b - c) thì b - c nằm trong biểu thức sẽ được thực thi trước.
.: Gọi hàm hoặc truy xuất thuộc tính của đối tượng, ví dụ:
Person: person
person.name <- "Dzung"
Các toán tử đơn: +, -, not. Ví dụ: +5, -3, not a
Các toán tử nhị phân:
result <- a + b
result <- a - b
result <- a * b
result <- a / b
result <- a % b
result <- a mod b
result <- a and b
result <- a or b
if (a > b)
if (a ≥ b)
if (a < b)
if (a ≤ b)
if (a = b)
if (a ≠ b)
Hằng số boolean: true, false.
Truy xuất mảng
// khai báo mảng 1 chiều
integer[] a <- {1, 2, 3}
// truy xuất mảng 1 chiều
a[0]
// khai báo mảng 2 chiều
integer[,] b <- {{1, 2, 3}, {4, 5, 6}, {7, 8, 9}}
// truy xuất mảng 2 chiều
b[0, 1]
// khai báo mảng của mảng
integer[][] c <- {{1, 2, 3}, {4, 5}, {6}}
// truy xuất mảng của mảng
c[1, 2]
undefined: Là một trạng thái không có giá trị nào được gán cho một biến.
Khai báo biến toàn cục
global: type: variable ← value
Ví dụ:
global: integer: index ← 1
Tổng kết
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các ký hiệu ngôn ngữ lập trình giả thường được dùng trong đề thi FE.
Cám ơn bạn đã quan tâm đến bài viết|video này. Để nhận được thêm các kiến thức bổ ích bạn có thể:
- Đọc các bài viết của TechMaster trên facebook: https://www.facebook.com/techmastervn
- Xem các video của TechMaster qua Youtube: https://www.youtube.com/@TechMasterVietnam nếu bạn thấy video/bài viết hay bạn có thể theo dõi kênh của TechMaster để nhận được thông báo về các video mới nhất nhé.
- Chat với techmaster qua Discord: https://discord.gg/yQjRTFXb7a
Bình luận