Trước tiên để so sánh và lựa chọn Laravel hay Wordpress thì bạn cần hiểu về bản chất của cả hai. Đối với Laravel thì nó là một Framework PHP còn với Wordpress nó là một CMS PHP. Vậy Framework và CMS khác nhau như thế nào?

Framework và CMS

Framework là một bộ khung bao gồm các thư viện, tính năng, … có sẵn nó nhằm cung cấp cho bạn môi trường để phát triển sản phẩm một cách linh hoạt tuỳ biến cao theo khả năng và nhu cầu công việc nhanh chóng. Framework yêu cầu người sử dụng phải có kiến thức lập trình nền tảng về ngôn ngữ mà nó phát triển lên ví dụ Laravel thì bạn cần có kiến thức về PHP để sử dụng được nó để phát triển sản phẩm dựa trên nó.

CMS (Content Management System) gần như là một sản phẩm website hoàn thiện sẵn bạn chỉ cần điều chỉnh nội dung, cấu trúc website đó theo ý muốn. CMS thường bao gồm sẵn trang quản trị để bạn có thể quản lý website và tuỳ biến nó theo nhu cầu và cả trang người dùng hiển thị những thứ bạn đã cài đặt tuỳ chỉnh sẵn. Nó đã có sẵn giao diện và chức năng nhất định và bạn chỉ việc sử dụng nhưng nó sẽ không cho bạn được khả năng tuỳ biến cao như framework. Tức là bạn không thể thoát ra khỏi cái cấu trúc đã xây dựng sẵn của nó.

Laravel

Laravel là một web framework xây dựng trên nền PHP và sử dụng mô hình MVC ( Model View Controller). Laravel là một sản phẩm mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí. Khi sử dụng Laravel bạn sẽ hoàn toàn giảm thiểu được lượng code của mình qua các tính năng, module, thư viện có sẵn của nó. Giúp bạn thoả sức phát triển phần mềm theo nhu cầu của mình.

Ưu điểm của Laravel:

  • Có tài liệu đầy đủ rõ ràng qua từng phiên bản
  • Cộng đồng sử dụng hỗ trợ lớn
  • Hỗ trợ hầu hết các công nghệ kỹ thuật xây dựng ứng dụng hiện tại
  • Có nhiều thư viện, package được xây dựng sẵn bởi các lập trình viên trên khắp thế giới
  • Giảm đáng kể thời gian xây dựng ban đầu của ứng dụng
  • Hỗ trợ truy vấn an toàn Eloquent ORM
  • Khả năng bảo mật cao
  • Tích hợp với các service khác dễ dàng
  • Khả năng tuỳ biến mạnh mẽ

Nhược điểm của Laravel:

  • Khi nâng cấp các phiên bản cần bảo trì phức tạp và dễ xảy ra lỗi
  • Không phù hợp để xây dựng ứng dụng di động
  • Bắt buộc phải có kỹ năng lập trình

Wordpress

Wordpress là một CMS được sử dụng miễn phí viết bằng PHP và sử dụng cơ sở dữ liệu MySQL.

Ưu điểm của Wordpress:

  • Có nhiều tính năng ăn sẵn như giao diện tính năng
  • Do phát triển từ lâu đời lên có cộng đồng sử dụng và hỗ trợ lớn
  • Không biết kiến thức lập trình cũng có thể dựng được website
  • Đa dạng loại website qua việc cài giao diện và plugins
  • Xây dựng một website với tốc độ nhanh đáng kể

Nhược điểm:

  • Bảo mật kém
  • Khả năng tuỳ biến hạn chế
  • Nếu muốn tuỳ biến nhiều sẽ mất nhiều thời gian và phức tạp
  • Hiệu suất giảm đi rõ rệt nếu dữ liệu vượt quá ngưỡng

Chọn Laravel hay Wordpress để xây dựng ứng dụng website

Từ các thông tin bên trên bạn có thể thấy được các lựa chọn như sau:

  • Wordpress phù hợp cho xây dựng website cần thời gian nhanh nhưng chỉ dành cho dự án nhỏ như landing page, web giới thiệu, blog cá nhân, … không sử dụng và tuỳ biến theo ý muốn dễ dàng.
  • Laravel có độ tuỳ biến cao giúp bạn đáp ứng được các yêu cầu về xây dựng phần mềm khác nhau cho dù là nhỏ nhất. Xây dựng các ứng dụng lưu trữ lớn và cần tốc độ hiệu suất sử dụng cao như website thương mại điện tử, website bán hàng thanh toán hiện đại, các dự án lớn có các tính năng đặc thù riêng.

Như vậy bạn có thể thấy mỗi cái lại có một ưu nhược điểm riêng nhưng bản thân tôi vẫn khuyến khích cho các bạn Laravel vì nó cung cấp cho bạn khả năng tuỳ biến cao, xây dựng những ứng dụng lớn cũng như các cơ hội về nghề nghiệp lớn của nó.

Laravel vs Wordpress


Khóa học PHP Laravel Fullstack 7 tháng - Cam kết việc làm - Khóa học dành người mới bắt đầu

Chi tiết - tại đây