Trần Đăng Khoa viết bài thơ đầu tiên "Con bướm vàng" năm 8 tuổi.

Con bướm vàng
Con bướm vàng
Bay nhẹ nhàng
Trên bờ cỏ
Em thích quá
Em đuổi theo
Con bướm vàng
Nó vỗ cánh
Vút lên cao
Em nhìn theo
Con bướm vàng

Câu từ đơn giản nhưng hình ảnh sinh động. Khi nhà thơ già dặn hơn, nổi tiếng hơn nhưng phần đông người ta vẫn nhớ đến tác phẩm tuổi thiếu nhi của tác giả. Thơ văn và phần mềm bản chất là tổng hợp các câu, từ vừa tuân thủ ngữ pháp, ngữ nghĩa hợp lý vừa phải có sáng tạo, cảm xúc riêng của tác giả. Học sinh cấp 1, 2 phải đặt câu, thi trắc nghiệm ngữ pháp, viết văn tự luận nhưng chỉ có rất ít học sinh làm thơ, hoặc viết truyện không tuân thủ theo mẫu có sẵn hay chủ đề được giao. Cách dạy văn học hiện nay (giao đề tập làm văn có bài mẫu cùng với trắc nghiệm ngữ pháp) phần nào đã giảm sáng tạo, vượt ra ngoài khuôn khổ của học sinh.

Trần Đăng Khoa

Java là một ngôn ngữ lập trình phổ biến, được tuyển dụng nhiều. Oracle đưa ra bộ kỳ thi Oracle Java Certification để đánh giá mức độ hiểu biết của lập trình viên Java. Người thi cần chọn 1 trong 4 lựa chọn của mỗi câu và hoàn thành 80 câu trắc nghiệm, trong 3 tiếng. Để thi đỗ, trả lời đúng trên 65% câu hỏi hoặc là sinh viên phải hiểu rõ bản chất cú pháp Java hoặc là kiếm bộ đề thi tự luyện, làm đi làm lại cho đến khi đúng trên 85% khi thi thật chắc chắn đỗ.
90% thí sinh chọn cách 2, vừa an toàn, vừa đạt kết quả cao.

Tuy nhiên Oracle đã quên mất sự tồn tại của Google và Stack Overflow. Từ 20 năm nay, khi code sản phẩm, lập trình viên dùng Google và Stack Overflow để tìm kiếm giải đáp, hỏi cộng đồng nhiều hơn là chúi mũi vào ôn thi chứng chỉ Oracle Java. Do đó việc đánh gia một lập trình viên Java giỏi hay kém thông qua việc họ có chứng chỉ Oracle Java Certification hay không cũng chưa thực sự chính xác. Có điều chắc chắn là đã thi Oracle Java là mất không dưới 100$ và phải bỏ ra cỡ 4 tuần để ôn thi. Cũng là một nỗ lực đáng ghi nhận.

Khi các framework ra đời, việc viết mã của lập trình thuận lợi hơn, dễ hơn, nhàn hơn, và cũng phải nằm trong khuôn khổ (rule), chuẩn mức (pattern) hơn. Các Java framework phức tạp đến mấy cứ chia nhỏ, dạy các ví dụ từ dễ đến khó thì sinh viên cũng sẽ tham gia được dự án. Nhưng sáng tạo, đột biến sẽ chỉ có ở những lập trình viên có tư duy thuần khiết, trong sáng, không bị ràng buộc bởi ngôn ngữ, cú pháp, thư viện mà chủ động tìm phương án giải quyết mới.

Thơ Trần Đăng Khoa chứng minh rất rõ: chỉ cần lượng từ tối thiểu, nhưng vẫn tạo ra bài thơ hay. Phong cách thơ Haiku Nhật Bản cũng vậy. Hay phương Tây người ta gọi là "Do More With Less".

Từ 1/2022, đội ngũ giảng viên Techmaster cải tiến nội đào tạo khoá học Java Full Stack. Thay vì dạy nhiều cú pháp phức tạp của Java annotation, generics, Lambda expression, Streams API, Techmaster sẽ đưa nhiều dự án lập trình đồ hoạ, game tương tác để sinh viên học cách quan sát, phân tích chức năng rồi sau đó thiết kế ứng dụng từ những khối nhỏ, đơn giản. Với tập lệnh đơn giản làm sao viết được ứng dụng hữu ích.

  1. Ưu tiên phân tích quan sát hơn là nhớ cú pháp.
  2. Ưu tiên giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau hơn là làm theo một chuẩn mực có sẵn.
  3. Ưu tiên bố cục các class hợp lý hơn là dựa vào framework.
  4. Ưu tiên làm ra sản phẩm hơn là thi chứng chỉ. Tất nhiên nếu có thì càng tốt.

Khi sinh viên đã xây dựng được ứng dụng đơn giản. Bước tiếp sinh viên làm quen tính năng ngôn ngữ mới, dùng thư viện để code sạch hơn (clean code), dễ bảo trì hơn (maintainable). Trong suốt 7 tháng học Java Full Stack lúc nào sinh viên cũng có khoảng 7 dự án nhỏ và phải trình bày dự án mình làm cho cả lớp.

Khóa học Java FullStack: tại đây

Hình ảnh một số dự án thực hành lớp Java
 

Ứng dụng đồng hồ


 

Flappy Bird


 

Tetris


 

Đập gạch