Rx là một tính toán trừu tượng chung được thể hiện thông qua Observable<Element>.

Github: https://github.com/ReactiveX/RxSwift

Tài liệu nền tảng chéo có thể được tìm thấy trên ReactiveX.io.

Giống như Rx ban đầu, mục đích của nó là cho phép dễ dàng cấu thành các hoạt động không đồng bộ và các luồng sự kiện / dữ liệu. 

Ví dụ: Trong lập trình bình thường (imperative programming) a = b + c , tức a được gắn với kết quả cộng của b và c. Khi b với c thay đổi thì tất nhiên sẽ không ảnh hưởng tới a, nhưng trong Reactive Programming này a sẽ tự động thay đổi khi b hoặc c thay đổi, kết quả của a sẽ lập tức thay đổi theo.

Bạn có thể thấy với tác vụ như vậy thì trong iOS có thể bạn nhớ đến KVO (Key-Value-Observing)/Property Observer, và đây cũng chính là kĩ thuật chính của Reactive Programming. KVO quan sát, hoạt động không đồng bộ và luồng đều được thống nhất theo trình tự trừu tượng. Đây là lý do tại sao Rx rất đơn giản, thanh lịch và mạnh mẽ.

Ví dụ : KVO khi ta thay đổi thuộc tính "date" của class MyDate.

class MyDate:NSObject {
   @objc dynamic var date = Date()
}

private var contextKVO = 0

class ViewController: UIViewController {
   override func viewDidLoad() {
      super.viewDidLoad()
      let myDate = MyDate()
      myDate.addObserver(self, forKeyPath: “date”, options: NSKeyValueObservingOptions.new, context: &contextKVO)
      DispatchQueue.main.asyncAfter(deadline: .now() + 3) {
        myDate.date = Date()
      }
   }

   override func observeValue(forKeyPath keyPath: String?, of object: Any?, change: [NSKeyValueChangeKey : Any]?, context: UnsafeMutableRawPointer?) {
      if context == &contextKVO {
         print(“Date is changed. \(String(describing: change![NSKeyValueChangeKey.newKey]))”)
        
          //Update UI ở đây
        }
   }
}

Với ví dụ trên bạn có thể thấy khi tạo 1 class MyDate có thuôc tính date, khi nào thuộc tính date thay đổi thì sẽ bắn tới 1 hàm được override observeValue.

Nếu dùng KVO sẽ có những khuyết điểm:

  • Thread Unsafe : Vì khi bạn bắt đầu gắn “myDate.addObserver”, thì nó sẽ chạy trong thread background, sau khi giá trị “date” thay đổi sẽ chạy vào hàm observeValue và trong hàm đó chúng ta có thể sẽ update UI của chúng ta ở đây, và update UI ở thead background sẽ không đúng, vì update đó chỉ chạy trên thread main.
  • Khó dùng : khi bạn addObserver cần các tham số truyền vào : keyPath, Context, Options.Với keyPath các bạn phải định nữa đúng property chúng ta cần observe, options cũng có nhiều loại như : .New,.Old, .Inital. Bạn phải hiểu rõ các options này, nếu không bạn sẽ làm sai.
  • Khó Refactor : khi dùng “myDate.date = Date()” ở các chỗ khác nhau , cần thay đổi bạn phải tìm đúng vị trí để thay đổi.
  • Phải gọi removeObserver: trong hàm deinit của class mà bạn đã addObserver, không bạn sẽ ko release được gây leak memory.
  • Không có lifecycle notification : khi instance myDate release, bạn sẽ không biết khi nào event đó xảy ra.

Vậy tại sao nên dùng RXSwift:

  • Giúp ứng dụng của bạn hoạt động 1 cách như là real time update UI khi có thay đổi luồng dữ liệu, mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho User.
  • Dễ dàng lập trình bất đồng bộ (Async) thay vì phải dùng : callbacks, delegates, notifications, kvo… Bạn phải dùng nhiều thứ gây ra ứng dụng của bạn phức tạp, khó kiểm soát.
  • Chuyển đổi các thread khi thực hiện 1 cách dễ dàng.
  • Viết code 1 cách ngắn ngọn với các function, operator(toán tử) hỗ trợ.
  • Binding UI : cho các label, talbeview, collection 1 cách đơn giản, mà bạn không cần phải làm nhiều.
  • Quản lí và giản phóng bộ nhớ tốt, tránh bị leak memory.
  • Multi-platform : Vì khái niệm này được sử dụng trên nhiều ngôn ngữ khác nhau trong 1 cách thức hoạt động nên cách sử dụng, tên hàm nó giống giống nhau.
Kiến trúc đơn giản của RxSwift

Các thành phần tổng quan cơ bản của RXSwift:

  1. Observable Sequence : Đơn giản nó là thứ sẽ bắn ra các thay đổi của object để cho 1 lớp khác nhận ở đây RXSwift định nghĩa đó là (Subscriber).
  2. DisposeBag : Dọn rác, giúp tự động giải phóng bộ nhớ, cơ chế Automatic Reference Counting (ARC).
  3. Subjects : là các dạng đặc biệt của Observable Sequence như : PublishSubject , BehaviourSubject,ReplaySubject,Variable với mỗi loại cung cấp cho chúng ta những chức năng cách nhận value change của các subscriber khi đã đăng kí nhận hoặc chưa.
  4. Transform : Gồm các toán tử chuyển đổi từ objectA qua object B được thực hiện trước khi trả về return cho các Subcribers : Map , Flat Map, Scan, Buffer
  5. FilterCũng bao gồm các toán tử nhưng là về lọc dữ liệu : Filter,DistinctUntilChanged,Debounce,Throttle,TakeDuration,Skip
  6. CombineBao gồm các toán tử kết hợp như : Merge, Zip, Concat, CombineLatest, SwitchLatests,StartWith
  7. SchedulersQuản lí các thread trước khi và sau khi subscriber nhận được return value. Để set thread mà subscriber đợi nhận observable bạn dùng observeOn , còn sau khi nhận đc value sẽ ra 1 thread khác dùng : subscribeOn. Ví dụ như : Bạn fetch api từ server (để ở background thread dùng observeOn), sau khi có kết quả sẽ reload lại Table (để ở main thread để update dùng subscribeOn).

Trong RXSwift có 5 loại scheduler cho bạn sử dụng : 

  • MainScheduler
  • CurrentThreadScheduler
  • SerialDispatchQueueScheduler
  • ConcurrentDispatchQueueScheduler
  • OperationQueueScheduler

Tham khảo: RxSwift, ReactiveX, Medium

Cảm ơn các bạn đã theo dõi!