Khẩu hiệu và giá trị cốt lõi của Techmaster đó là "Học là có việc". Hầu hết các khoá học đều được thiết kế nội dung sát với nhu cầu tuyển dụng và liên tục được cập nhật. Tuy nhiên một khoá học, mục tiêu "Học là có việc" không phải ưu tiên mà là "Học là vui", truyền cảm hứng, khơi dậy tò mò trải nghiệm lập trình rồi mới đến kiến thức. Đó là khoá học "Lập trình căn bản". Trong phiên bản cập nhật tháng 9/2020, đội ngũ giảng viên thiết kế giáo trình bổ xung một môn học mới "IOT, Internet of Things".

5 môn học trong khoá "Lập trình căn bản"​​​

Trong môn học "IOT, Internet of Things" (IOT ~ Internet kết nối vạn vật), sinh viên sẽ được thực hành lập trình vi điều khiển Arduino lấy thông số cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng từ đó điều khiển bật tắt đèn, máy bơm... qua Internet.  Tải về thông tin chi tiết nội dung từng buổi học trong cả khoá dạng PDF

Môn học "IOT, Internet of Things" sẽ giúp sinh viên có trải nghiệm thực hành, lắp ráp, lập trình ra sản phẩm ngay từ ngày đầu học lập trình. Ngôn ngữ lập trình là C, không có nhiều cú pháp phức tạp, không sử dụng con trỏ hay quản lý bộ nhớ. Sinh viên học khái niệm về cấu trúc code một chương trình, biến, hằng, kiểu dữ liệu, điều kiện rẽ nhánh if then else, mảng ~ array, vòng lặp ~ for... 

Hệ thống IOT Vườn thông minh tự tưới

Buổi 1: Kết nối board mạch và công cụ lập trình
-    Kết nối board mạch, cài đặt driver
-    Cài đặt Visual Studio Code và Platform.io
-    Nguyên tắc hoạt động bread board cắm linh kiện, đèn LED, điện áp, dòng diện một chiều, điện trở
-    Lab 1: Thắp sáng một đèn LED dùng điện trở hạn chế dòng
-    Lab 2: Nhấp nháy đèn LED sử dụng digital port
-    Lab 3: Nhấp nháy 2 đèn

Buổi 2: Logic đèn nhấp nháy, đuổi nhau
-    Lab 1: Nhấp nháy 3 đèn đuổi nhau
-    Lab 2: Nhấp nháy 4-5 đèn theo các pattern khác nhau
-    Lab 3: Nút bấm bật đèn

Buổi 3: Đọc dữ liệu từ cảm biến nhiệt độ, độ ẩm
-    Lab 1: Đọc nhiệt độ, và độ ẩm, in ra màn hình
-    Lab 2: Vẽ đồ thị nhiệt độ và độ ẩm
-    Lab 3: Nhiệt độ tăng vượt ngưỡng, bật đèn đỏ, dưới ngưỡng bật đèn xanh.
-    Lab 4: Xuất ra màn hình LCD

Buổi 4: Cảm biến ánh sáng, đèn tự sáng khi trời tối
-    Lab 1: Đọc dữ liệu cảm biến ánh sáng
-    Lab 2: Rơ le đèn
-    Lab 3: Lập trình đèn tự sáng khi trời tối

Buổi 5: Kết nối Internet qua Wifi
-    Lab 1: Quét các trạm Wifi
-    Lab 2: Kết nối điểm phát Wifi
-    Lab 3: Gửi dữ liệu cảm biến lên ThingsBoard/Blynk
-    Lab 4: Vẽ biểu đồ nhiệt độ theo thời gian thực.

Buổi 6: Điều khiển máy bơm, đèn từ xa
-    Lab 1: Bật tắt máy bơm, đèn
-    Lab 2: Tạo nút bấm điều khiển
-    Lab 3: Bật tắt máy bơm, đèn từ xa.

Buổi 7: Tổng kết – bảo vệ đồ án
-    Lab 1: Thu thập dữ liệu từ cảm biến
-    Lab 2: Đồ án điều khiển thiết bị từ xa

Hộp linh kiện điện tử thí nghiệm IOT - Arduino

 

Buổi bảo vệ đồ án lập trình Games lớp Nền tảng lập trình số 1, khai giảng tháng 5/2020

 

Lớp Java Full Stack 8/2020, hầu hết sinh viên của lớp đã hoàn thành khoá học Foundation Programming

Thông tin về khoá học "Lập trình căn bản" học trong 4.5 tháng, một tuần 2 buổi x 3 tiếng. Tổng cộng 36 buổi học ~ 144 tiết học.

Khoá học có 5 môn học:

  1. Lập trình Web căn bản, 8 buổi
  2. Lập trình IOT, Internet of Things, 7 buổi
  3. Lập trình JavaScript ES6, 6 buổi
  4. Lập trình Games 2D JavaScript, 8 buổi
  5. Lập trình Cơ sở dữ liệu, 7 buổi

Khoá học phù hợp đối tượng học sinh cấp 2, sau cấp 3, năm đầu đại học cần chuẩn bị kỹ năng lập trình căn bản trước khi học lập trình chuyên sâu. Học tại 2 cơ sở đào tạo của Techmaster

  • Tầng 12A, Viwaseen Tower, 48 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà nội
  • 14 ngõ 4, Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà nội

Liên hệ tư vấn khoá học : Ms Hương 0382416368