Tôi đã làm được! Tôi đã làm được!

Yayyyy cuối cùng tôi cũng đã xin được công việc ưa thích rồi!!!! 🎉🎉🎉

Khá mất thời gian đấy, nhưng yeh, cuối cùng tôi đã xin được việc mà tôi luôn mơ ước rồi! 🤗 

Tôi đã là một Tech Lead!!!!

Tôi đã dành thời gian nghiên cứu cụ thể về vị trí này và lập kế hoạch chi tiết làm thế nào để xin việc vào công ty ấy - nơi tôi sẽ làm việc trong 5 năm tới. Tôi đã rất tập trung tìm kiếm nên khi tìm thấy công việc phù hợp nên các bản tin tuyển dụng, tôi đã nộp đơn ngay.

Nhưng điều quan trọng nhất là tôi đã bị rất nhiều công ty từ chối!!! 

Tôi có rất nhiều năm kinh nghiệm nhưng mọi thứ vẫn vậy, tôi đã bị từ chối rất nhiều lần. Tôi không xấu hổ khi thừa nhận điều đó đâu.

Tuy nhiên, hãy tin tôi đi: sau tất cả sự từ chối và khi bạn có được công việc thực sự ưa thích, bạn sẽ cảm thấy rất tốt ngay thôi!

Cùng nhìn lại một chút nhé...

Hồi tháng 12, tôi bắt đầu tìm một công việc mới. Điều đầu tiên tôi làm là hỏi bản thân mình một câu hỏi đơn giản: "Tôi muốn ở đâu trong 5 - 10 năm tới?"

Khi lên kế hoạch cho tương lai và sự nghiệp của mình, bạn cần phải suy nghĩ những điều như kỹ năng thực sự của bạn là gì, bạn yêu thích điều gì từ những công việc trước đây, loại vai trò và trách nhiệm mà bạn muốn phát triển hơn nữa là gì.

Tôi có muốn trở thành một lập trình viên frontend không? Hay lập trình viên backend?
Tôi có muốn trở thành một nhà thiết kế không? Hoặc một product manager (quản lý sản phẩm) chẳng hạn?

Tôi là ai và tôi đã làm gì?

Từ năm 2000, tôi đã là một kỹ sư phần mềm. Tôi làm việc như một dev frontend, backend, mobile và full-stack, tôi làm tech lead/ group trong một số công việc trước đây.

Sau khi tự hỏi mình muốn ở đâu, tôi hiểu rằng tôi muốn phát triển các kỹ năng lãnh đạo của mình hơn nữa. Tôi muốn mình sẽ dẫn dắt team trong 5 năm tới.

Việc xác định rõ ràng ấy giúp tôi nhắm mục tiêu vào những cơ hội trước mắt chuẩn xác hơn. Bất cứ khi nào tìm thấy một vị trí phù hợp, tôi thường không thực sự nhìn vào chức danh công việc được quảng cáo trong bài đăng tuyển dụng mà quan tâm nhiều hơn về trách nhiệm công việc được yêu cầu để trở thành ứng viên phù hợp hơn. 

Ví dụ, tôi đang tìm kiếm các bài tuyển dụng trong đó chức danh công việc là Tech Lead, Trưởng phòng Kỹ thuật, Trưởng phòng Phát triển Phần mềm, Quản lý Kỹ thuật. Mỗi một công ty lại đều có yêu cầu khác nhau về trách nhiệm đối với mỗi vị trí này. Đó chính là lý do tại sao tôi tập trung vào các trách nhiệm hơn là chức danh công việc.

Khi apply vào những vị trí này, tôi chuẩn bị cho mình tâm lý sẵn sàng với trường hợp xấu nhất là bị từ chối. Bởi vì ngay cả khi tôi là một kỹ sư phần mềm giỏi thì tôi cũng không có nhiều kinh nghiệm làm trưởng nhóm hoặc lãnh đạo nhóm. Tôi muốn trở thành những người như vậy nhưng thành thật mà nói, tôi đã dành nhiều thời gian code hơn là quản lý nhóm.

Khi là một junior developer, việc bạn bị từ chối có thể do bạn có quá ít hoặc không có kinh nghiệm. Chúng ta đều đã trải qua cảm giác đó mà ...

Tôi đã bị từ chối rất nhiều lần và phản hồi của các nhà tuyển dụng luôn giống nhau:

"Bạn thiếu kinh nghiệm ..."

"Bạn không có đủ kinh nghiệm làm quản lý ..."

"Chúng tôi cần một ứng cử viên có nhiều kinh nghiệm hơn ..."

Những câu này được lặp đi lặp lại rất nhiều. Đó không phải là vấn đề đối với tôi, vì khi tôi bắt đầu tìm kiếm một công việc mới với tư cách là một leader, tôi biết rằng những kiểu phản hồi này sẽ xuất hiện thường xuyên. Nên tôi không căng thẳng lắm. Đó chính là một phần bí quyết của quá trình xin việc này. 

Vượt qua việc từ chối

Tôi vượt qua việc từ chối như thế nào? Làm thế nào để vượt qua việc từ chối trong các cuộc phỏng vấn? Tôi coi đấy như một phần của quá trình. Tôi không cảm thấy tồi tệ như thể bản thân mình có lỗi.

Khi bạn bị từ chối, điều này chỉ có nghĩa là đây không phải là kết quả phù hợp tại thời điểm nhất định giữa ứng viên và công ty. Có thể ứng viên không có kỹ năng phù hợp, có thể các công ty không cung cấp trách nhiệm đúng hoặc không muốn đặt cược vào ứng viên có tiềm năng.

Cách nghĩ của tôi về nó là: Tôi không căng thẳng về nó.

Tôi xem xét thông tin phản hồi mà một công ty gửi và tiếp tục tìm kiếm các cơ hội tiếp theo.
Phản hồi thực sự là một phần quan trọng của quá trình tìm kiếm việc làm. Một số công ty thực sự có thể cung cấp cho bạn thông tin giá trị về những điều bạn giỏi và những điều bạn có thể đang thiếu ...

3 bước cần làm khi tìm kiếm công việc

Bất cứ khi nào cần tìm việc mới bạn đều cần làm 3 bước sau:

LÊN KẾ HOẠCH MỤC TIÊU

Bước đầu tiên là về kế hoạch mục tiêu 5 - 10 năm của bạn.

Bạn muốn ở đâu trong 5-10 năm tới?

Bạn có muốn trở thành một kỹ sư cao cấp trong 5-10 năm không?

Bạn có muốn quản lý một nhóm?

Bạn có muốn trở thành một lập trình viên di động? Trong trường hợp đó, bạn có muốn tập trung vào Android, iOS hoặc các giải pháp đa nền tảng không?

Bạn có muốn nhận giải pháp xây dựng cho các thiết bị giọng nói như Alexa không?

Hoặc có thể bạn muốn xây dựng kỹ năng của mình trong lĩnh vực thiết kế UX hoặc Khoa học dữ liệu?

Bạn biết các câu trả lời rõ hơn bất cứ ai khác.

Dù mục tiêu cuối cùng của bạn là gì, một chiến lược tốt sẽ giúp bạn tập trung vào các kỹ năng và trách nhiệm đúng đắn mà bạn muốn phát triển trong tương lai.

Tại sao lại thế? Cùng xem bước thứ 2 nhé!

ĐẶT MỤC TIÊU TÌM KIẾM CÔNG VIỆC

Việc hiểu được loại kỹ năng và trách nhiệm mà bạn muốn phát triển trong tương lai sẽ giúp bạn dễ dàng bắt đầu tìm kiếm 1 việc làm hơn rất nhiều. Bạn sẽ bắt đầu nộp đơn cho một công việc mà bạn thực sự muốn và sẽ tăng cơ hội nhận được công việc bạn thực sự thích hàng ngày.

Hơn nữa, trong mỗi cuộc phỏng vấn, bạn sẽ cần trả lời các câu hỏi nổi tiếng: "tại sao bạn lại ứng tuyển vào công việc này?" hay "Bạn muốn phát triển bản thân như thế nào trong tương lai? "

Những câu hỏi này sẽ có rất nhiều câu trả lời nếu bạn có một ý tưởng rõ ràng về mục tiêu của mình và lý do tại sao bạn đang ứng tuyển cho các công ty ấy.

KHÔNG SỢ BỊ TỪ CHỐI

Chỉ cần bạn không sợ bị từ chối, vì việc này cũng là một phần của quá trình xin việc làm mà. 

Từ chối là bình thường trong quá trình xin việc và bạn không nên lo lắng nhiều về nó. Đừng căng thẳng, đừng buồn. Bạn không làm sai gì cả.

Bạn sẽ thất bại một lần, hai lần, ba lần: điều quan trọng là bạn đứng lên và thành công lần thứ tư kìa. Thành công cuối cùng sẽ làm cho tất cả các lần từ chối trước đó trở nên rất xứng đáng.

Hãy xem xét phản hồi từ bất kỳ lần từ chối nào, học hỏi, rút kinh nghiệm và chuyển sang cơ hội tiếp theo.

Nếu một ngày bạn cảm thấy muốn từ bỏ công việc mơ ước của mình, hãy nhớ rằng từ chối là một phần của quá trình xin việc.

Hãy làm việc chăm chỉ hơn, tìm hiểu các kỹ năng mà bạn đang thiếu và khắc phục chúng. Bạn sẽ có được công việc bạn muốn nếu bạn học được từ thất bại trong quá khứ. Bạn thực sự có thể có được công việc mơ ước nếu bạn thực sự lên kế hoạch chính xác.

Một lần nữa, xin chúc mừng chính tôi🎉🎉🎉 và hy vọng những gợi ý của tôi sẽ giúp một số bạn có được công việc mơ ước! Ahihi 😁

Bài viết được dịch từ đây.