Nếu bạn đã từng xem bộ phim “Điệp viên 007: Tử địa Skyfall”, thì có thể bạn còn nhớ đến nhân vật khoảng 20 tuổi là hạ sĩ Q. Đó là lần đầu tiên trong một bộ phim Điệp viên 007 mà nhân vật Q — người được cơ quan tình báo Anh là MI6 cử đến để hỗ trợ cho James Bond — còn trẻ tuổi hơn cả nhân vật chính Bond, trẻ hơn rất nhiều nữa là khác. Vì thế khi Bond gặp Q trong bộ phim, anh ta đã chế giễu rằng, “Cậu vẫn còn mụn trứng cá ở trên mặt à? (chưa hết tuổi dậy thì)”, và Q đã trả lời rằng, “Tuổi tác không đảm bảo rằng một người có làm việc đắc lực hay không”.

Học lập trình trực tuyến

Trong thế giới công nghệ ngày nay thì điều đó hầu như không có gì là lạ cả. Những nhân viên trẻ tuổi như Q đã trở thành chuyện bình thường. Công nghệ đang thay đổi như vũ bão đã khiến những kỹ sư lớn tuổi phải dành rất nhiều thời gian và nỗ lực để học về những công nghệ mới và đồng thời cũng học cách quên đi những công nghệ cũ. Nếu không thì họ có thể nhận ra chính mình đã ít nhiều bị lạc hậu và không còn theo nổi yêu cầu công việc.

“Tuổi nghề của một kỹ sư phần mềm ngày nay thì không nhiều hơn tuổi nghề của một cầu thủ bóng đá là mấy – khoảng 15 năm là cùng“, ông V R Ferose là giám đốc một công ty phần mềm của Đức là SAP (có đặt phòng nghiên cứu và phát triển R&D tại Ấn Độ với trên 4500 nhân viên) đã nói như vậy. “Những gã ở độ tuổi 20 mang lại cho chúng tôi nhiều giá trị hơn những người ở độ tuổi trên 35″.

Trong một vài năm gần đây đã chứng kiến những sự thay đổi mạnh mẽ trong công nghệ. Điện toán đã trở nên dần chuyển sang các thiết bị di động như là smartphone và máy tính bảng. Những thiết bị này có tốc độ xử lý và khả năng lưu trữ nhỏ hơn máy tính để bàn PC. Và chúng chạy bằng pin cần phải sạc lại. Vì thế, các ứng dụng xây dựng cho chúng thì phải có giao diện bé hơn và tiết kiệm năng lượng hơn.

Điện toán cũng đang dần chuyển sang điện toán đám mây (cloud computing), nơi mà các cơ sở hạ tầng IT tập trung và các ứng dụng cung cấp đa người dùng thông qua kết nối mạng, thường là Internet. Điều này thì trái ngược với những hệ thống mà chúng ta đã từng sử dụng trong một thời gian dài trước đây, nơi mà chúng ta mua một license cho một ứng dụng, và sau đó cài lên máy cục bộ hoặc máy chủ của mình.

Đối với công việc kinh doanh, những phát triển mới và mạnh mẽ khác đã tạo ra một lượng dữ liệu khổng lồ từ các mạng xã hội, blog, các bộ cảm biến sensor, các trang video và nhiều hình thức khác.

Tham khảo các khóa học lập trình online, onlab, và thực tập lập trình tại TechMaster

Các kỹ năng bị lạc hậu rất nhanh

Bạn phải liên tục bổ sung thêm kiến thức mới và cập nhật các kỹ năng trong thế thới công nghệ. Một thách thức mới xuất hiện ngày nay là việc quản lý dữ liệu lớn. Các công ty cần tập hợp những dữ liệu này lại với nhau và phân tích chúng để đưa ra các quyết định và tạo ra các dự báo phục vụ cho công việc kinh doanh.

Tất cả những mô hình tính toán mới yêu cầu những kiến trúc mà chúng rất khác với những kiến trúc trước đây, cái mà những người lớn tuổi đã được học trong trường đại học và các chương trình huấn luyện khác.

Mukund Mohan, là CEO của một chương trình hỗ trợ khởi nghiệp của Microsoft tại Ấn Độ, đã nói rằng tuổi nghề của những lập trình viên chuyên sâu vào một loại công nghệ nhất định thì thậm chí còn bị rút ngắn xuống ít hơn một năm. “Con gái tôi đã phát triển một ứng dụng cho iPhone 4. Ngày nay, nó đang viết lại ứng dụng đó để có thể chạy được trên iPhone 5. Năm năm về trước, các nhà phát triển thường nói về Symbian (hệ điều hành của Nokia). Ngày nay, điều đó thì không còn phù hợp nữa. Bạn phải phát triển ứng dụng cho Android hay iOS hoặc thậm chí có thể là Windows 8 thì mới thức thời.“

Shailesh Thakurdesai, một quản lý phát triển kinh doanh tại công ty Texas Instruments India nói rằng, việc thuê các sinh viên là một ưu tiên tại công ty này bởi vì “những lính mới thường học rất nhanh và khá sáng tạo, mà không gặp phải những rào cản bởi những kinh nghiệm trong quá khứ”. Công ty sản suất chất bán dẫn này đã thường xuyên phải đối phó với những thách thức của sự thu gọn của các mạch tích hợp và những thay đổi đi kèm trong những phần mềm thiết kế.

Cuộc sống ngày nay của những kỹ sư lớn tuổi khó khăn đến mức nào? Điều gì đang chờ đợi họ? Giám đốc SAP là Ferose nói thêm rằng, thị trường tuyển dụng thường tăng trưởng tuân theo quy luật cung cầu, và khi nhu cầu lớn hơn thì người lao động sẽ được hưởng lợi. “Nhưng môi trường làm việc sẽ thay đổi. Hơn nữa, với tốc độ thay đổi chóng mặt của công nghệ, ở tuổi 35 nếu bạn không tự học thêm kiến thức mới thì bạn sẽ trở thành một kẻ dư thừa một cách nhanh chóng. Chúng tôi nhận thấy những người sau tuổi 40 thường rất khó để đáp ứng được yêu cầu của công việc nữa. Họ đã bị rớt ra khỏi toàn bộ vòng đời học tập. Tôi vẫn luôn nói với mọi người rằng, ‘hãy học tập một cách cật lực vào’.“

Một số công ty hướng dẫn các chuyên gia kỹ thuật của họ nên hướng tới đảm trách nhiều công việc quản lý hơn theo quá trình làm việc. Ravi Shankar, giám đốc bộ phận nhân sự tại MindTree nói rằng, anh khuyên những nhân viên của mình nên vẽ biểu đồ sự nghiệp của họ theo một công thức 5-5-5, nghĩa là chia làm 3 khối, mỗi khối ứng với 5 năm. Trong 5 năm đầu tiên, nhân viên đó đóng góp vào công việc kỹ thuật. Trong 5 năm tiếp theo, anh ta hoặc cô ta chuyển sang trở thành một trưởng nhóm (team leader) hoặc một architect, hiểu được các yêu cầu P&L (lãi & lỗ) của công ty đó. Sau đó, người đó sẽ đảm trách những vị trí lãnh đạo quan trọng hơn cùng với các kỹ năng kỹ thuật cũng được bổ sung thêm.

Học lập trình online từ cơ bản đến nâng cao
Peter Norton, tác giả của Norton Commander,
lập trình liên tục hơn 30 năm

Naveen Narayanan, phụ trách toàn cầu của việc tìm kiếm tài năng tại công ty HCL Technologies nói rằng, có nhiều vai trò nơi mà nhân viên đó không phát triển về công nghệ, nhưng có thể tạo ra một giải pháp cho khách hàng để giải quyết một vấn đề kinh doanh. “Lúc đó là bạn đang nắm giữ một vai trò quản lý,” anh ta nói. Thakurdesai của công ty Texas Instruments thì cho rằng, phạm vi kiến thức của những kỹ sư lớn tuổi thì thường làm việc tốt trong việc định nghĩa các sản phẩm và đặc trưng được yêu cầu cho một phạm vi riêng biệt.

Nhưng mọi người đều đồng ý rằng thậm chí những người quản lý cũng phải thường xuyên cập nhật các kỹ năng về kỹ thuật của họ để có thể đáp ứng được công việc. Như ông Ferose nói, “Tôi không chỉ là một người quản lý thuần túy, mà còn phải trực tiếp làm về các vấn đề kỹ thuật. Nếu tôi có một cuộc trao đổi với CTO (giám đốc công nghệ) của mình, và nếu tôi nói rằng mình không hiểu về công nghệ thì làm sao mà có một buổi thảo luận công việc được cơ chứ.”

Một số công ty đã giới thiệu một loạt các chương trình giảng dạy tới các nhân viên để cập nhật kiến thức cho họ. Tại công ty gia công phần mềm lớn nhất Ấn Độ là Infosys đã có nhiều hơn 1000 chương trình đào tạo mà các nhân viên của họ có thể chọn lựa. Phần lớn những chương trình này cung cấp các chứng chỉ liên kết với các trường đại học hoặc các doanh nghiệp lớn trên thế giới như SAP, Microsoft, Cisco và IBM.

Trưởng bộ phận đào tạo & nghiên cứu của công ty Infosys là Srikantan Moorthy nói rằng, mỗi đơn vị kinh doanh trong công ty Infosys phải tạo ra một kế hoạch đào tạo hoàn chỉnh, và sau đó mỗi nhân viên sẽ quyết định kế hoạch nào thì phù hợp đối với anh ta hoặc cô ta. “Các nhân viên sau đó tham gia các khóa học mong muốn, và tích lũy điểm dựa trên các khóa học mà họ đã hoàn thành,” anh nói.

Các công ty làm gia công và dịch vụ tại Ấn Độ đang dần chuyển hướng sang xây dựng các nền tảng và sản phẩm, vì thế việc đào tạo lại thậm chí sẽ trở nên ngày càng quan trọng hơn, và những chương trình này sẽ phải nhiều quyết liệt hơn nữa. Mohan là một lãnh đạo trong công ty Microsoft tại Ấn Độ nói thêm rằng, nhiều chuyên gia công nghệ tại Hoa Kỳ đã có ý thức tự giác là luôn phải tự trang bị lại kiến thức cho họ. “Nhưng điều này vẫn chưa được xem là cấp thiết tại Ấn Độ. Đây là một kỷ nguyên của sự chuyên môn hóa cao. Điều này có nghĩa là bạn phải luôn luôn cập nhật kiến thức cho bản thân mình, thậm chí mỗi ngày,” anh nói.

Tương lai bất định, khó đoán trước

Thế giới đang thay đổi rất nhanh và việc học tập suốt đời cũng như đào tạo lại cho các nhân viên đã trở thành một điều bình thường trong rất nhiều lĩnh vực. Nhưng không ở đâu nó lại khốc liệt như ở trong ngành công nghệ thông tin. Chúng ta hãy lấy một ví dụ: chỉ một vài năm về trước, máy tính để bàn (PC) và hệ điều hành Windows là các công cụ điện toán chủ yếu của chúng ta; nhưng ngày nay, điện toán đã chuyển sang bị thống trị bởi các thiết bị smartphone, máy tính bảng, Android và iOS. Và chỉ trong một vài năm nữa thôi, chúng có thể sẽ bị thay thế bởi những công nghệ khác, và chúng ta không có cách nào để có thể đoán trước được là điều gì sẽ xảy ra. Vì thế cách duy nhất cho các chuyên gia trong lĩnh vực này để có thể trụ vững trong nghề nghiệp của họ là luôn luôn đứng trên những ngón chân ở tư thế sẵn sàng chạy, bám theo các xu hướng và luôn phải học thêm thật nhiều các kỹ năng mới.

Tham khảo từ bài dịch của bạn Hồ Sỹ Hùng, Vinacode