Bài viết được dịch từ trang web Mashable

Học lập trình gì dễ kiếm việc làm lương cao?
Công việc thuộc lĩnh vực công nghệ nào có mức lương cao nhất hiện nay?

Có phải bạn đang tìm kiếm những công việc có mức lương cao nhất trong ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất hiện nay?

Có 2 bước khá rõ ràng để có thể tham gia vào top 10 công việc được trả lương cao nhất trong ngành công nghiệp công nghệ cao. Nếu bạn muốn có nhiều tiền trong tài khoản của mình nhất, thì bạn phải:

  • Bước 1: Trở thành một lập trình viên giỏi hoặc một chuyên gia về dữ liệu lớn (big data)
  • Bước 2: Chuyển đến bờ tây nước Mỹ nơi có Thung lũng Silicon

Đương nhiên, hầu hết các công việc được trả lương cao nhất đều nằm trong cái nôi đổi mới công nghệ là Thung lũng Silicon. Đây cũng là một trong những nơi có mức chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất nước Mỹ. Một vài trung tâm công nghệ mới thành lập, như ở gần San Francisco, Seattle, và thậm chí từ Silicon Beach xuống miền Nam California là những nơi tốt nhất.

Những người biết cách xử lý, trích xuất và phân tích một số lượng dữ liệu cực lớn sẽ nhận được mức tiền lương béo bở nhất trong năm 2015 - ba trong số năm công việc được trả lương cao nhất thuộc vào lĩnh vực dữ liệu lớn (big data). Chúng tôi đào sâu vào cơ sở dữ liệu của công ty tuyển dụng CyberCoders, lọc ra trong số hàng trăm nghìn tin tuyển dụng để tìm ra mức lương trung bình của các công việc liên quan đến công nghệ. Dưới đây là những công việc được trả lương cao nhất trên nước Mỹ.

1. Data Scientist (Nhà khoa học dữ liệu) | lương $150,000 đô-la (khoảng 3.1 tỷ VNĐ/năm)

Các nhà khoa học dữ liệu (data scientist) là một trong số trong những chuyên gia đắt nhất và đáng thèm muốn nhất hiện nay. "Điều quan trọng cần lưu ý rằng việc khai thác dữ liệu liên quan đến khoa học dữ liệu này không được dạy trong giáo trình khoa học máy tính ở cấp đại học truyền thống," Ray Bao là một nhà khoa học dữ liệu ở công ty CyberCoders cho biết.

Trong khi các chương trình mới, đáp ứng theo yêu cầu, như Masters of Info and Data Science của đại học UC Berkley, "thường chỉ dạy những kiến thức hết sức cơ bản so với sự phức tạp của các vấn đề trong thực tế", Bao nói.

Nếu vậy, con đường trở thành một chuyên gia khoa học dữ liệu để kiếm bộn tiền thì phải làm những gì? Infographic này của Data Camp sẽ mổ xẻ những nền tảng điển hình và kỹ năng cứng cần thiết: Theo như thông tin trong bản infographic đó, tập các kỹ năng quan trọng nhất mà bạn cần phải học tập trung chủ yếu vào việc thống kê và tinh thông các công cụ lập trình thích hợp, bao gồm cả ngôn ngữ lập trình Python và R, cũng như ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu SQL.

Nhưng đó chưa phải là tất cả; data science đòi hỏi tư duy phân tích sâu sắc và sáng tạo. Các nhà khoa học dữ liệu nên có khả năng không chỉ giải quyết những vấn đề phức tạp thông qua khai thác dữ liệu mà còn đặt ra những câu hỏi đúng đắn để trích xuất ra kết luận có ý nghĩa về dữ liệu, Bao nói.

Bao gợi ý bạn nên đăng ký nhận tin từ Revolution Analytics để cập nhật việc sử dụng ngôn ngữ mã nguồn mở R cho việc phân tích dữ liệu lớn, và nên tham gia vào Stack Overflow để học và giúp đỡ các nhà phát triển khác.

2. Data Engineer (Kỹ sư dữ liệu) | lương $148,000 đô-la (khoảng 3.1 tỷ VNĐ/năm)

Trong khi các nhà khoa học dữ liệu (data scientist) được trả lương cho việc trích xuất ý nghĩa từ một số lượng dữ liệu lớn, thì các kỹ sư dữ liệu (data engineer) thường là các chuyên gia trong việc định dạng các tập dữ liệu, để những đồng nghiệp hoặc các bên liên quan phân tích dữ liệu đó.

"Họ sẽ có khả năng làm việc với Hadoop, MapReduce, Storm và tất cả các công nghệ liên quan đến big data khác ngoài kia, tùy thuộc vào nhu cầu của dự án", Bob Moore, Giám đốc điều hành của RJ Metrics, một công ty phân tích dữ liệu lớn cho biết." Bởi vì lĩnh vực này thay đổi rất nhanh chóng, điều quan trọng là phải có kinh nghiệm làm việc với một công nghệ nhất định, phải làm chủ các kỹ năng kỹ thuật cốt lõi và phải có khả năng học một cách nhanh chóng."

Tương tự như các nhà khoa học dữ liệu (data scientist), kỹ sư dữ liệu (data engineer) cần phải thành thạo trong các kỹ thuật thao tác với dữ liệu. Kỹ sư dữ liệu (data engineer) phải có khả năng xây dựng và duy trì một khối lượng lớn dữ liệu có giá trị giúp các công ty có thể sử dụng dữ liệu này để có được một lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh.

3. Lập trình viên Ruby on Rails | lương $147,000 đô-la (khoảng 3 tỷ VNĐ/năm)

Lập trình viên Ruby on Rails hiện nay có mức lương cao nhất trong nghề lập trình.

Các lập trình viên Ruby on Rails đang nhận được những khoản lương lớn nhất so với các đồng nghiệp khác trên khắp nước Mỹ. Nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia Ruby on Rails thì có thể học tại Code School. Cũng như với bất kỳ ngôn ngữ hay công nghệ khác, việc thực hành nhiều là yếu tố rất quan trọng để trở thành một chuyên gia.

Vậy bạn cần phải có những kiến thức gì trong vai trò này? Cần có một sự hiểu biết mạnh mẽ những kiến thức cơ bản, bao gồm cả ngôn ngữ Ruby, điều đó là quan trọng để xây dựng dựa trên một nền tảng vững chắc.

Theo Joseph Biscan của công ty Infinum, nó là một ngôn ngữ lập trình mà ai cũng có thể bắt đầu học. Ông cũng cung cấp một số tài nguyên hữu ích trong blog của mình, bao gồm cuốn sách hướng dẫn về học lập trình Ruby cũng như về framework Rails.

4. Machine Learning Engineer (Kỹ sư về Máy học) | lương $131,000 đô-la (khoảng 2.7 tỷ VNĐ/năm)

Máy học (machine learning) liên quan đến trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực thú vị tập trung vào việc phát triển các chương trình phức tạp cho phép các máy tính có thể tự học để phát triển. Ví dụ phổ biến của máy học (machine learning) là: bộ máy tìm kiếm của Google, bộ lọc thư rác và xe hơi tự lái.

"Máy học là khoa học làm cho các máy tính tự học mà không cần phải lập trình cho nó một cách rõ ràng," Sebastian Thrun, giáo sư về khoa học máy tính và là giám đốc phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo tại Đại học Stanford cho biết.

Để nắm vững tập các kỹ năng cụ thể này, xin nhắc lại một lần nữa, điều quan trọng là phải có một kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ Python và R cho việc lập trình thống kê. Nhìn chung, máy học (machine learning) là một công cụ rất quan trọng cho việc thao tác với dữ liệu lớn theo cách hữu ích và có lợi nhất.

5. Lập trình viên Android | lương $131,000 đô-la (khoảng 2.7 tỷ VNĐ/năm)

Ngày nay những ứng dụng điện thoại đã trở nên cực kỳ phổ biến, theo thống kê thì người dùng dành ra trung bình gần 3 giờ mỗi ngày trên các thiết bị di động, và không phải là một bất ngờ lớn khi thấy nghề lập trình Android lọt vào top 5 nghề nghiệp công nghệ hấp dẫn nhất. (Để có được một so sánh tốt hơn, theo thống kê thì nghề lập trình iOS cũng nằm trong top 10.)

Điều này là hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi năm 2014, tiết lộ rằng Android đã vượt mặt iOS về nhu cầu công việc, cũng như các nền tảng hỗ trợ Android đã tăng vọt trong vài năm vừa qua.

Để bắt đầu học và thành thạo các kỹ năng Android, điều quan trọng là phải có một sự hiểu biết tốt về ngôn ngữ lập trình Java cũng như XML và lập trình hướng đối tượng (OOP). 

Nếu bạn có câu hỏi hoặc ý kiến gì về bài viết này thì hãy chia sẻ trong phần bình luận phía dưới nhé!​​