Cùng đọc bài phỏng vấn của TechMaster với bạn Nguyễn Thanh Tùng, hiện đang là một lập trình viên Android tại công ty FPT-Software nhưng đồng thời Tùng cũng đang tham gia khóa học lập trình ứng dụng iOS khóa 30 (iOS-30) tại trung tâm TechMaster; để nghe Tùng chia sẻ về:

  • Lý do mà một lập trình viên Android như Tùng lại muốn học thêm về lập trình ứng dụng iOS
  • Tại sao một người từng đoạt giải lập trình Android lại quyết định đến học lập trình iOS tại TechMaster
  • So sánh mô hình lớp học đảo ngược Flip Learning của TechMaster với cách dạy truyền thống
  • Kinh nghiệm học tiếng Nhật để trở thành một kỹ sư cầu nối (BrSE)
  • Liệu một lập trình viên nên tự học công nghệ mới hay đến trung tâm học thì sẽ tốt hơn?
Thanh Tùng (ngoài cùng bên phải) trong lễ nhận giải một cuộc thi lập trình ứng dụng di động.
Thanh Tùng (ngoài cùng bên phải) trong lễ nhận giải cuộc thi lập trình ứng dụng di động.

Chào Thanh Tùng, bạn có thể giới thiệu với độc giả đôi chút về bản thân? 

Mình là Nguyễn Thanh Tùng, sinh năm 1992. Là cựu sinh viên trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông khoa Công nghệ Thông tin khóa 2010 – 2015. Mình mới tốt nghiệp tháng 3 vừa rồi và hiện đang là lập trình viên Android tại công ty FPT-Software. Hiện nay mình cũng đang theo học khóa lập trình ứng dụng iOS tại trung tâm Techmaster khóa 30 (iOS-30).

Hiện nay Tùng đang là lập trình viên Android tại công ty FPT-Software, lý do nào bạn lại muốn học thêm về lập trình iOS?

Do mình có niềm đam mê với lập trình di động và đặc biệt yêu thích các thiết bị của Apple nên cũng muốn học thêm về lập trình ứng dụng iOS. Lý do quan trọng nữa là mình muốn gia tăng giá trị của bản thân để qua đó có được mức lương tốt hơn.

Được biết Tùng từng đoạt giải trong một cuộc thi về lập trình di động cho Android, tại sao bạn không tự học về lập trình iOS mà quyết định học tại trung tâm TechMaster?

Mình từng đoạt giải trong cuộc thi sáng tạo ứng dụng di động dành cho sinh viên được phát động trên cả nước vào tháng 10 - 2013. Về tự học lập trình iOS mình cũng đã có nghĩ qua nhưng do công việc trên công ty rất bận rộn và buổi tối mình có học thêm tiếng Nhật nên muốn tìm một chỗ học chất lượng để có thể rút ngắn được thời gian học và công sức tìm hiểu, vì các bài giảng tại trung tâm thường đã được biên soạn và chọn lọc kĩ lưỡng. Sau một thời gian tìm hiểu trên mạng thì mình thấy trung tâm TechMaster có khá nhiều nhận xét tích cực, giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, đào tạo cho cả những nhân viên của các công ty lớn cử đi học và hơn nữa lại được đào tạo theo phương pháp Flip Learning giúp tiết kiệm được thời gian nên mình đã quyết định theo học.

Hiện tại ở TechMaster đang áp dụng mô hình lớp học đảo ngược Flip Learning. Bạn thấy mô hình này so với cách dạy truyền thống ở các trường đại học thì cái nào có nhiều ưu điểm hơn?

Giao diện một game bài tập mà Tùng đang thực hiện tại TechMaster
Giao diện một game bài tập
mà Tùng đang thực hiện tại
TechMaster

Theo mình thấy với môn lập trình thì học theo phương pháp đảo ngược Flip Learning sẽ có nhiều ưu điểm hơn so với cách dạy truyền thống. Một số ưu điểm lớn như:

  • Học viên có thể vừa nghe giảng vừa thực hành ngay được do có thể xem đi xem lại video bài giảng, cách dạy truyền thống thường chỉ có thể ngồi xem giáo viên làm. 
  • Rút ngắn được thời gian đi lại. Có thể học ở mọi lúc, mọi nơi mà không sợ bị lỡ bài do muộn học, nghỉ học, v.v... Học ở nhà thoải mái hơn và chủ động về thời gian nên tiếp thu cũng tốt hơn thay vì đi đến lớp sau ngày làm việc mệt mỏi khiến việc tiếp thu kém.
  • Bài giảng được chia nhỏ một cách khoa học tạo cảm giác hứng thú, phù hợp với sự tiếp thu của học viên thay vì phải học miễn cưỡng vài tiết liền.

Tùng có thể chia sẻ về một vài dự án hoặc bài tập mà bạn cảm thấy tâm đắc nhất khi học lập trình iOS? 

Điểm mình thấy thích nhất khi học lập trình iOS là mọi thứ đều được đồng bộ, lâp trình viên có thể dễ dàng tiếp cận hơn. Simulator của iOS cũng rất mượt nên dù không có thiết bị thật vẫn có thể học được. Khi mới bắt đầu học Android mình đã phải mua thiết bị thật do simulator của Android quá chậm.

Được biết Tùng có dự định sang Nhật làm việc vào năm tới. Bạn có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm học tiếng Nhật của mình để đáp ứng được cho dự định đó?

Mục tiêu năm tới của mình là trở thành BrSE (Kĩ sư cầu nối) và sang Nhật làm việc. Hiện nay mình đang cố gắng nâng cao chuyên môn và cũng vừa mới đăng ký khóa học tiếng Nhật để có thể đáp ứng được yêu cầu của công ty. Cảm nhận ban đầu của mình là tiếng Nhật khó hơn tiếng Anh nhưng mình cũng rất hào hứng khi được học một ngôn ngữ mới.

Nếu một lập trình viên đang phân vân giữa việc nên tự học một công nghệ mới hay nên đăng ký học tại trung tâm thì bạn sẽ có lời khuyên gì?

Theo mình thì việc tự học cũng có những ưu điểm như có thể giúp bản thân nâng cao khả năng tự tìm hiểu, ngoại ngữ… là những điều rất cần trong ngành công nghệ thông tin với sự thay đổi chóng mặt như hiện nay, ngoài ra còn giúp tiết kiệm được một khoản tiền cũng khá lớn có thể làm được nhiều việc. Nhưng trái lại nó cũng có nhiều khuyết điểm như phải tự chọn lọc kiến thức gây mất thời gian, gặp những chỗ khó mà không có ai giải đáp sẽ gây nản chí, v.v...

Đi học ở trung tâm cũng có những ưu điểm lớn như được dạy nhiều kiến thức mà nếu tự học có lẽ mình sẽ không để ý tới như làm game, được mở rộng mối quan hệ với bạn bè và giảng viên, các giảng viên giỏi có thể truyền cảm hứng học tập giúp mình có động lực lớn hơn, rút ngắn được thời gian mày mò, tìm hiểu những kiến thức cần thiết, v.v...

Nếu được đưa ra một lời khuyên thì mình sẽ khuyên các bạn nên cân nhắc ưu, khuyết điểm của từng phương án. Lựa chọn xem cái nào phù hợp với hoàn cảnh của mình nhưng điều quan trọng nhất vẫn là ở sự nỗ lực của bản thân. Học trung tâm mà không cố gắng thì cũng không thể thành công được.

Cảm ơn Tùng đã tham gia phỏng vấn và cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích cho độc giả của TechMaster. Chúc bạn thành công với các kế hoạch của mình.

Cảm ơn TechMaster.

Bạn có phải là một lập trình viên và đang phân vân liệu có nên học thêm một công nghệ mới? Liệu tự học ở nhà hay đến trung tâm sẽ hiệu quả hơn? Hay bạn đang lựa chọn cho mình con đường trở thành kỹ sư cầu nối (BrSE)? Hãy chia sẻ quan điểm của mình trong phần bình luận phía dưới nhé!

Các bài viết liên quan: