FaceBook mua Instagram với giá 1 tỷ đô. Thương vụ đặt ra cho ta nhiều câu hỏi

  1. Instagram có đáng giá như vậy không? Flickr dịch vụ lưu và chia xẻ ảnh số của Yahoo, ra đời trước nhiều năm, nhưng vẫn chưa thu được lợi nhuận.
  2. Cơ chế thu lời của Instagram là gì? Đành rằng số thành viên đông là một cơ hội rất tiềm năng cho các ý tưởng kinh doanh tiếp theo, là vũ khí để chống lại Google, và gây ảnh hưởng đối với Apple.

Pinterest mới ra mắt cũng tạo nên một cơn sốt mạng xã hội. Nó giống như mạng Twitter của những người thích chụp ảnh.

Nếu các startup chỉ điên đảo chạy theo cơn sốt ăn theo Instagram, Pininterest, chắc rồi sẽ có lúc họ tự hỏi công việc kiếm tiền như thế nào với rất nhiều nhiều bức ảnh của các thành viên đóng góp đây trong khi băng thông, ổ cứng lưu trữ cho web site ngày một gia tăng. Nếu đặt một banner hoạt hình nhảy nhót cạnh bức ảnh hay đặt link quảng cáo cạnh bức ảnh, điều này không mới, và không mấy thú vị.

Trăm nghe không bằng một thấy
Khi người dùng đang xem hình ảnh quan tâm, anh ta sẽ không mấy chú ý đến những thông tin xunh quanh nhiều như việc tham khảo link quảng cáo kèm kết quả trả về của Google. Đối với màn hình di động, độ phân giải hạn chế, ảnh thường phải zoom nhỏ lại, việc chèn quảng cáo trên, dưới, trái, phải cạnh bức ảnh đều gây cảm giác khó chịu.

Học lập trình kiếm tiền và việc làm

Mới đây, Bob Lisbonne, CEO của Luminate có bài trình bày các ý tưởng, cơ hội khi chúng ta biến những ảnh trở nên tương tác hơn. Ví dụ di chuột hay chạm tay vào bức hình của Paris Hilton đeo kính râm. Tự động hiện ra thông tin cặp kính râm của Hilton của hãng nào, giá báo nhiêu, mua ở đâu. Chạm tay vào hình ảnh một trạm xăng, chúng ta biết nó ở được chụp ở địa điểm nào, giá xăng hiện nay là bao nhiêu, ẩn dưới cửa sổ là logo của hãng dầu lửa Conoco Phillips, một chiêu quảng cáo hết sức tinh tế, nhưng lại hiệu quả…Tác giả bức ảnh – trang web hosting bức ảnh có tính tương tác, nhà môi giới bán quảng cáo hay kể cả công ty làm dịch tagging đều có cơ hội kiếm tiền khi tham gia hình thức này.