Bài này tôi ghi lại các bước cài đặt, cấu hình Ubuntu Server trong VMware ESXi 5.x. Bản Ubuntu tôi dùng là Ubuntu Server 12.04 64bit LTS.
Khi cài lưu ý mấy điểm
1- Nên dự trù (provisioning) dung lượng ổ cứng dư dả khoảng 16-20GB đế sau nay không phải dãn rộng dung lượng ổ đĩa. Việc dãn rộng làm được nhưng khá phức tạp và rủi ro.
Tôi chọn thin provisioning để ổ cứng tự tăng khi cần. Thin provisioning đối với chạy clustering thì không tốt, chậm nhưng trong điều kiện mô hình ảo hóa nhỏ, ổ cứng vật lý SSD dung lượng 180G, thin provisioning sẽ tiết kiệm.

2- Khi cài Ubuntu server nên chọn cài đặt luôn các service sau đây:
– OpenSSH để có thể remote từ xa quản lý Ubuntu từ xa. Nên cài.
– LAMP nếu muốn lập trình hoặc hosting web site sử dụng Apache, MySQL, PHP. Hiện giờ đối với máy chủ production cần tốc độ cao, xu hướng chuyển qua Nginx và PHP-FPM nên các bạn cân nhắc chưa cài LAMP vội.
– Postgresql: chỉ chọn khi ứng dụng thực sự cần. Ví dụ Atlassian Jira (phần mềm quản lý dự án mã nguồn) có thể dùng MySQL, Postgresql, Oracle hoặc MS-SQL. Lựa chọn Postgresql hợp lý đối với nhóm dưới 100 người.
– Samba: để chia sẻ file. Rất cần thiết.

3- Cấu hình IP tĩnh cho Ubuntu server. Tham khảo bài viết này.

4- Cấu hình dịch vụ Samba để chia sẻ file.

5- Cài đặt, cấu hình dịch vụ vsFTP để làm FTP server.

6- Cài đặt vmwaretool xem hướng dẫn ở đây

Quản trị Ubuntu trong VMware ESXi
Cách 1:
Sử dụng vSphere client. Trong vSphere client có tab Console để quan sát trực tiếp màn hình của từng OS ảo hóa trong VMWare EXSi. vSphere Client không có bản cho MacOSX. Do đó nếu dùng Mac, phải cài VMWare Fusion hoặc VirtualBox để ảo hóa Windows 7 rồi cài vSphere client bên trong. Hơi rắc rối nhưng Mac của tôi có 16GRAM nên chạy song song vài OS ảo hóa vẫn chưa thấy có vấn đề gì.

Cách 2:
Kết nối bằng terminal vào OpenSSH server. Cách này nhanh, tiện và không cần cài vSphere Client.