#3 Hãy sử dụng những phông chữ có sẵn trên máy tính của bạn

Phông chữ thương hiệu của công ty bạn (font chữ dùng riêng trong thiết kế nhận dạng thương hiệu) rất đẹp, hấp dẫn nhưng nó khiến cho người dùng mất thêm 3 giây khi tải trang web (vì phông chữ cần được tải xuống từ máy chủ) khiến người dùng bực bội vì phải chờ đợi.

Nếu chỉ dùng phông chữ thương hiệu này cho tiêu đề và đề mục lớn thì ok, nó sẽ giúp gây ấn tượng và thích thú cho khách hàng. Nhưng nếu sử dụng cả cho phần nội dung thì nói chung, là một ý tưởng tồi.

Thứ nhất, những phông chữ kiểu cách này đều phải tải về từ đâu đó : Google fonts, Typekit hoặc CDN của bạn, sẽ mất thời gian để tải về và hiển thị chúng. Đáng sợ nhất là trong khoảng thời gian ngắn ngủi chờ tải và hiện thị những trang nội dung chứa phông chữ cầu kì này, trang của bạn bị lỗi, phải tải lại, hoặc hiển thị không đầy đủ. Người ta gọi đây là lỗi “Flash of unstyled content”- khoảnh khắc mà chữ hiển thị không có kiểu chữ  https://en.wikipedia.org/wiki/Flash_of_unstyled_content

Thứ 2, khi chỉ định dùng những phông chữ độc lạ, bạn nghĩ sẽ tạo nên hiệu ứng tốt cho trang web? Bạn nên nghĩ lại, trang của bạn sẽ hiển thị khác nhau đối với những người sử dụng thiết bị di động và 1000 thiết bị khác.

May mắn là, cho dù bạn dùng điện thoại hay máy tính, hệ điều hành Window, Mac hay Linux, chúng đều có nhưng phông chữ rất đẹp, dễ đọc, sẵn sàng để sử dụng. "System font stack" là một luật CSS khuyên người thiết kế hãy sử dụng phông chữ, kiểu chữ có sẵn trong hệ thống.Trong hầu hết các trường hợp, sử dụng phông chữ có trong hệ thống khiến việc tải trang nhanh hơn, chữ nét và dễ đọc.

Tóm lại:

  • Hãy dùng những phông chữ trong hệ thống đã được cài đặt sẵn 

  • Phông chữ trong hệ thống sẽ vận hành, hiển thị tốt hơn một phông chữ tuỳ chọn ở nguồn khác

  • Sử dụng phông chữ cài sẵn mặc định sẽ làm tốc độ tải trang của bạn nhanh hơn

#4 Sử dụng kích thước chữ để phân cấp thông tin quan trọng theo thứ bậc 

Đây là một cách đơn giản, hiệu quả mà nhà thiết kế tổ chức sắp xếp nội dung trong trang, làm cho phần lớn người đọc có thể hiểu ngay lập tức những thông tin cần truyền đạt.

Ví dụ nhé 

Bạn thấy thông tin quan trọng là tên cuộc họp và thời gian ở hình bên phải rất dễ nhận biết và ghi nhớ ngay phải không ? Chỉ cần một động tác điều chỉnh cỡ chữ lớn lên là xong.

Bạn cần cân nhắc về độ quan trọng của các thông tin, quan trọng nhất thì để nó ở phông chữ lớn nhất, nếu người đọc quan tâm, họ sẽ đọc tiếp các phần khác có cỡ chữ nhỏ hơn.

Ví dụ tiếp theo là trên các trang báo

 

Tiêu đề chính cần tóm tắt ý chính rất rõ ràng Tiêu đề phụ (subtitle) bổ sung ngữ cảnh, dẫn dắt gợi mở những câu hỏi

Còn nội dung mở rộng câu chuyện bằng cách từ từ thêm chi tiết. Làm sao để người đọc xem đến những cuối để biết thêm những chi tiết minh hoạ bổ sung…

Tip: Sử dụng việc tăng cỡ chữ thật đúng đắn, đừng lạm dụng nó. Nếu dòng nào trong bài viết cũng cỡ chữ to hết thì chẳng còn phân biệt được thông tin nào cần lưu ý hơn. 

Tóm lại:

  • Kích cỡ chữ sẽ chỉ ra tầm quan trọng của thông tin 

  • Sử dụng ít nhất 2, nhưng đừng quá 3 cỡ chữ trong cùng 1 trang hiển thị

  • Suy nghĩ xem phần thông tin nào là quan trọng nhất với người dùng

(Dịch từ cuốn "101 UX principles" của tác giả Will Grant)