Mặc dầu đại học KHÔNG dành cho tất cả mọi người, một số học sinh có thể vào trường hướng nghề (Vocational School) thì tốt hơn, nhưng trong thời đại thông tin này, giáo dục đại học đã trở nên cần thiết, đặc biệt trong lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM).

Ngày nay giáo dục đại học là căn bản cho sự phát triển của xã hội và kinh tế của một quốc gia. Nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi công nhân phải có những tri thức và kĩ năng dựa theo nhu cầu của thị trường nếu họ muốn có chuẩn sống khá. Ngoài kĩ năng chuyên môn công nhân phải có khả năng thích ứng với thay đổi của công nghệ. Điều đó nghĩa là kĩ năng kĩ thuật chỉ là bước đầu nhưng công nhân phải có thái độ học tập cả đời để bắt kịp với nhu cầu thay đổi của thị trường.

Tuy nhiên ở một số quốc gia hệ thống giáo dục vẫn thay đổi rất chậm. Mặc dầu mọi người đều đồng ý rằng giáo dục “thực hành” là quan trọng nhưng sinh viên vẫn được dạy theo “phương pháp cũ” nhấn mạnh vào ghi nhớ thay vì phát triển kĩ năng thực hành. Sinh viên phải học thuộc lòng rất nhiều lí thuyết để qua các kì thi, nhưng ít ai biết cách áp dụng tri thức của họ vào công việc. Trong nhiều năm, những nhà giáo dục hàn lâm đã tranh luận về mục đích của giáo dục mà không đi đến một kết luận nào hay giải pháp nào. Giáo dục có thể là “sự nghiệp cao quí” hay “lí tưởng cao xa” nhưng nó cũng phải có tính cách thực tế. Cách nhìn của tôi về mục đích của giáo dục là phát triển tri thức và kĩ năng cho mọi người để họ có thể là những công dân có thể đóng góp tích cực cho xã hội hay sinh ra phát kiến để kích thích tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ cho tiến bộ của quốc gia.

Sinh viên STEM có ít và còn xa mới thực sự là STEM

Một khảo cứu toàn cầu gần đây báo cáo rằng chỉ 10% tới 15% người tốt nghiệp đại học ở các nước đang phát triển có tri thức và kĩ năng “làm việc” theo chuẩn quốc tế. Điều đó nghĩa là hệ thống giáo dục các nước này phát triển công dân của họ không hiệu quả. Không có biện pháp cải tiến thích nghi, công dân của họ họ sẽ tiếp tục sống ở trong mức độ “thu nhập thấp”, không thể đi lên trạng thái “thu nhập cao” hay chuẩn sống của các nước đã phát triển.

Khảo cứu này nói rằng từ năm 2010 tới 2020, thế giới sẽ đối diện với thiếu hụt 40 triệu công nhân có kĩ năng cao nhưng đồng thời dư thừa 125 triệu công nhân kĩ năng thấp, phần lớn sẽ bị thất nghiệp và sống trong nghèo nàn và nạn đói và bạo loạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu những quốc gia này không thể cải thiện nền kinh tế. Mặc dù biết thế nhưng nhiều quốc gia vẫn không thấy đổi hay có kế hoạch để cải tiến giáo dục. Kết quả là, sinh viên của họ không được chuẩn bị để cạnh tranh việc làm trong các khu vực đang dẫn lái kinh tế toàn cầu.

Một số khóa học STEM cho thiếu nhi tại Techmaster

Mặc dầu một số đại học đã có những chương trình giáo dục đào tạo hướng về các lĩnh vực STEM và phương pháp giảng dạy mới như "Học qua Hành" (Learning by Doing) nhưng họ thực hiện trên qui mô nhỏ thay vì đại tu hoàn toàn hệ thống giáo dục. Do đó sự giáo dục và đào tạo không thể đóng góp gì nhiều hay hiệu quả cho nền kinh tế được. Theo tôi nghĩ, nếu các trường này có thể chia sẻ các chương trình đào tạo STEM của họ cũng như các phương pháp dạy với các trường khác qua một sự hợp tác nào đó, mọi sự có thể cải tiến được.

Tuy nhiên việc cộng tác chia sẽ về chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy chỉ là bước đầu. Để tạo điều kiện và phát triển giáo dục khoa học và công nghệ cho mọi công dân, nó phải bắt đầu từ trường tiểu học, trung học, từ sớm để chuẩn bị cho học sinh phát triển các kĩ năng cần thiết này ở Đại học. Muốn như thế chúng ta phải bắt đầu với việc đào tạo các thầy giáo từ cấp tiểu học, trung học và đại học để chú trọng vào khoa học và công nghệ hay các lĩnh vực STEM. Theo quan niệm của tôi, cải tiến giáo dục phải bắt đầu với các thầy giáo vì nếu không có các thầy giáo được đào tạo cẩn thận, việc cải tiến sẽ KHÔNG thể thực hiện. Chính thầy giáo tạo ra thay đổi, do đó đào tạo các thầy giáo nên được coi là ưu tiên cao nhất và phải được đến bù xứng đáng bằng việc trả lương cho các thầy dạy lĩnh vực STEM.

Trong thế giới “toàn cầu hoá” này, không nước nào có thể phát triển kinh tế ổn định và thịnh vượng, nếu họ bỏ qua sự kiện là công nghệ là dẫn lái then chốt và không cái gì có thể được đạt tới nếu không có ngân sách để phát triển thầy giáo dạy lĩnh vực STEM. Tôi đã đi dạy ở nhiều nước trên thế giới, và đã quan sát các kế hoạch cải thiện giáo dục ở nhiều nơi, và tôi thấy rằng phần lớn đã quá phí phạm vào các yếu tố vật chất như xây trường lớn, phòng thí nghiệm tối tận, hay mua rất nhiều mày tình lớn, máy tính bảng và các công cũ phần mềm dạy học. NHƯNG rất ít quốc gia khỏi sự với các thầy giáo. Đó là một sai lầm chiến lược. Do đó rất nhiều quốc gia đã chi ra các ngân khoản khổng lồ nhưng không thu được kết quả bao nhiêu.

Quốc gia gây ấn tượng nhất cho tôi là Phần Lan, Đan Mạch, Singapore, Nam Hàn vì họ đầu tư vào con người hay thầy giáo thay vì những yếu tố vật chất khác. Ngày nay đây là những quốc gia đứng đầu trên thế giới về chương trình giáo dục và đào tạo tốt nhất và có số học sinh, sinh viên đứng đầu trong lĩnh vực STEM. Đây là bằng chứng rõ rệt rằng đầu tư phải bắt đầu với con người hay thầy giáo. Hay nói một cách khác, quốc gia đầu tư kém nhất là các quốc gia châu Phi, Nam Mĩ và Trung Quốc khi phần lớn chi phí đều được sử dụng cho việc xây cất các điều kiện vật chất, mua rất nhiều máy tính và có rất ít thầy giáo dạy lĩnh vực STEM.

Để phát triển thế hệ các công nhân tương lai có kĩ năng cho đất nước, đào tạo STEM phải bắt đầu sớm, từ trường tiểu học tới trung học và đại học. Đặc biệt ở mức đại học, sinh viên ghi danh vào các lớp STEM phải được khuyến khích và con số lớp STEM phải được tăng lên gấp đôi hay gấp ba để đáp ứng nhu cầu thị trường toàn cầu. Mọi phụ huynh nên đòi hỏi rằng con cái họ phải được giáo dục kĩ năng STEM. Mọi sinh viên nên biết rằng có thiếu hụt toàn cầu 40 triệu vị trí trong khu vực STEM và nếu học STEM, họ có thể xây dựng nghề nghiệp và đóng góp cho xã hội, hỗ trợ cho tăng trường kinh tế của nước họ.

Short on STEM Talent

Three million open jobs in U.S., but who's qualified?

Tác giả: John Vũ (người Mỹ gốc Việt), nguyên là Kỹ sư trưởng của Tập đoàn Boeing, hiện công tác tại trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ)