Bài viết được dịch từ trang web Korea Daily

Một sinh viên năm cuối đang giải thích cho Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye về một bài tập trong khóa học tự động hóa tại trường trung học kỹ thuật Seongdong ở trung tâm thủ đô Seoul. Tổng thống Park đã đến thăm một trường trung học dạy nghề để thể hiện sự ủng hộ của bà đối với những sinh viên lựa chọn theo học các trường dạy nghề chứ không phải là đại học.
Một sinh viên năm cuối đang giải thích cho Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye
về một bài tập trong khóa học tự động hóa tại trường trung học kỹ thuật Seongdong
ở trung tâm thủ đô Seoul. 

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã đến thăm một trường trung học dạy nghề tại Seoul vào ngày hôm qua để thể hiện sự ủng hộ của bà đối với những sinh viên lựa chọn học ở các trường dạy nghề chứ không phải là vào đại học.

"Tôi rất quan tâm đến việc xây dựng một hệ thống giáo dục và văn hóa để giúp các sinh viên trường trung học hướng nghiệp chứng tỏ được tài năng và khả năng của họ," bà nói trong buổi gặp mặt với các sinh viên, phụ huynh, người đã tốt nghiệp, giáo viên và các vị giám đốc điều hành của các công ty nhỏ tại trường trung học kỹ thuật Seongdong ở trung tâm Seoul. 

"Loại trường trung học kiểu này chắc chắn sẽ đóng một vai trò to lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hiện thực hóa một nền kinh tế sáng tạo."

Tổng thống đã bày tỏ sự quan tâm của mình đối với các trường dạy nghề rất nhiều lần kể từ khi bà nhậm chức và nhấn mạnh ý tưởng rằng đào tạo nghề nên được coi là xương sống cho sự tăng trưởng kinh tế trong một quốc gia thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên như Hàn Quốc.

Tại Hàn Quốc, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học rồi thi vào đại học là rất lớn - và là một trong những nước có tỷ lệ cao nhất thế giới với số lượng lên tới 70,7%.

Tỷ lệ sinh viên trường nghề kiếm được việc làm.
Tỷ lệ sinh viên trường nghề
kiếm được việc làm.

Tuy nhiên, lực lượng lao động trẻ chỉ đứng ở mức 39.7%.

"Để cho Hàn Quốc có thể đi tắt đón đầu về kinh tế một lần nữa, việc tạo ra một xã hội nơi mà các sinh viên có thể chứng tỏ được khả năng của họ sau khi tốt nghiệp và được công nhận cho khả năng đó, thay vì năng lực của họ được đo lường bằng danh tiếng của ngôi trường mà họ đã theo học," bà nói.

Thống thống Park cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của một chương trình có thể giúp cho các sinh viên kiếm được việc làm trước rồi sau đó học thêm trong một lĩnh vực mà họ quan tâm.

Trường trung học kỹ thuật Seongdong, chính thức được phân loại như là một trường trung học chuyên ngành, có rất nhiều khoa và các khóa học khác nhau, từ điện tử và máy tính đến thiết kế đồ trang sức và máy móc.

Các trường trung học chuyên ngành đào tạo nghề giúp các công ty có thể tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp mà không cần phải đào tạo lại - đây là một điểm thuận lợi cho cả các doanh nghiệp và sinh viên.

Với sự hỗ trợ của chính phủ cho các trường dạy nghề, tỷ lệ việc làm cho sinh viên tốt nghiệp từ các trường này tăng mạnh từ 16,7% năm 2009 lên tới 40,2% vào năm ngoái.

Trong chuyến thăm của tổng thống Park ngày hôm qua, một sinh viên của trường trung học kỹ thuật Seongdong kể với bà về một nhóm sinh viên năm cuối kiếm được công việc tại các doanh nghiệp nhỏ ngay sau khi tốt nghiệp nhưng đã nhanh chóng bị vỡ mộng bởi các điều kiện làm việc nghèo nàn và mức lương ít ỏi.

"Tôi mong muốn tổng thống có thể giúp cung cấp sự hỗ trợ cho các sinh viên được làm việc lâu dài với một tầm nhìn lạc quan," sinh viên này nói.

Trong phần trả lời, tổng thống Park hứa sẽ thành lập thêm các khu ký túc xá và các cơ sở văn hóa trong cụm công nghiệp cho những đối tượng lao động này.

Ý kiến của bà được đưa ra sau nhiều tháng chuẩn bị. Vào tháng Giêng, trong chuyến thăm thành phố Bern ở Thụy Sĩ, tổng thống đã đi tham quan một trường dạy nghề là Gewerblich-Industrielle Berufsschule, và tham dự các lớp học về kỹ thuật và ngôn ngữ máy tính.

Sau chuyến đi đó, Hàn Quốc và Thụy Sĩ đã ký một biên bản ghi nhớ (MOU) trong đó có 20 sinh viên Hàn Quốc tốt nghiệp từ trường trung học Meister và làm việc tại các công ty của Thụy Sĩ đang hoạt động ở Hàn Quốc sẽ được đào tạo trong nước khoảng một năm, sau đó được huấn luyện tiếp hai năm tại trụ sở chính của các công ty nằm tại Thụy Sĩ.

Được thành lập vào năm 2010, các trường trung học Meister - hoặc theo nghĩa đen có nghĩa là các trường trung học "bậc thầy về thương mại" - là các trường nghề chuyển đổi có hợp tác với các công ty nào đó để điều chỉnh chương trình đào tạo và các khóa học của họ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Những trường này cũng tập trung vào việc giúp sinh viên có được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Đây là các cơ sở có đào tạo nghề về công nghệ sinh học, chất bán dẫn, ô tô, người máy, viễn thông, năng lượng, đóng tàu và các ngành công nghiệp hàng hải.

Mặc dù Thụy Sĩ chỉ có 34,7% học sinh tốt nghiệp các trường trung học theo học đại học, nhưng quốc gia châu Âu này vẫn tự hào khi có một tỷ lệ lao động trẻ lên đến 61,7%.

Bên lề chuyến thăm của Tổng thống Park đến Đức vào cuối tháng trước, Bộ Giáo dục và Bộ Lao động & Việc làm của Hàn Quốc đã cùng nhau ký một biên bản ghi nhớ với chính phủ Đức để hợp tác về đào tạo nghề.

Thỏa thuận này sẽ cho phép nhiều sinh viên học nghề tại Hàn Quốc có cơ hội được gửi sang Đức để huấn luyện về kinh nghiệm làm việc.

Hệ thống giáo dục của Đức từ lâu đã định hướng cho sinh viên của họ lựa chọn nghề nghiệp từ rất sớm.

Ngoại trừ những người tham gia khóa dự bị đại học, khoảng 50% học sinh còn lại sẽ đi học tại các trường nghề và đến lớp một hoặc hai buổi mỗi ngày trong khi đồng thời đi thực tập tại các doanh nghiệp địa phương.

Hầu hết họ đều trở thành nhân viên chính thức của các công ty đó sau khi tốt nghiệp.