Bài viết được dịch từ trang web SitePoint

Cho dù bạn là một lập trình viên iOS dày dặn kinh nghiệm hay chỉ mới bắt đầu, thì dường như đều có một mong muốn giống nhau. Đó là bạn muốn bắt đầu ý tưởng của mình, và bạn muốn bắt tay vào viết code cho ý tưởng đó ngay. Với tình trạng hiện nay của các hệ sinh thái app store, phương pháp này ít khi mang lại thành công. Bạn nên ngồi xuống và trả lời các câu hỏi quan trọng, thực hiện những nghiên cứu cần thiết và đặt một nền tảng vững chắc cho các ứng dụng của mình trước khi bạn bắt tay vào gõ code.

Trong bài viết này, tôi sẽ phác thảo một số bước bạn nên cân nhắc trước khi bắt tay vào làm ứng dụng iOS tiếp theo của mình. Những điều này bắt nguồn từ kinh nghiệm của chính tôi trong việc phát triển các ứng dụng, có những ứng dụng tôi chỉ viết trong một ngày cuối tuần, và có những ứng dụng tôi đã phải dành rất nhiều thời gian để phát triển nó. Sau nhiều phiên bản, tôi đã xác định ra công thức thành công mà giờ đây tôi đang áp dụng cho tất cả các dự án của mình.

Những bước này đã được tôi gạn lọc thành 8 phần, và chúng bao gồm:

  • Xác nhận ý tưởng của bạn
  • Tạo một tuyên bố sứ mệnh
  • Biết rõ đối tượng người dùng của bạn
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh
  • Tạo ra một tập các tính năng
  • Tạo ra các mockup
  • Nghiên cứu công nghệ tiềm năng
  • Lặp lại, lặp lại, và lặp lại!

Xác nhận ý tưởng của bạn

Mọi thứ đều bắt đầu với một ý tưởng, nhưng thực tế khắc nghiệt là một số trong số đó là có giá trị để theo đuổi và một số thì không. Kho ứng dụng app store hiện nay đã có hơn 1.000.000 ứng dụng. Bạn không còn có thể tải lên một ứng dụng ngẫu nhiên và hy vọng mọi người sẽ mua nó. Cơ hội thành công là rất thấp nếu theo cách đó và thậm chí bạn nên chơi xổ số thì còn có nhiều cơ hội hơn. Nếu có một điều bạn không muốn lãng phí, thì đó là thời gian của bạn.
 
Khi bạn có một ý tưởng cho một ứng dụng, hãy hỏi bản thân 3 câu hỏi sau đây:

  • Ý tưởng này đã có ai thực hiện chưa?
  • Người ta có đang mua hoặc tìm kiếm những ứng dụng tương tự như vậy không?
  • Ý tưởng này có giải quyết một vấn đề hoặc đáp ứng một nhu cầu nào đó không?

Ý tưởng này đã có ai thực hiện chưa?

Đừng nản lòng nếu câu trả lời cho câu hỏi #1 là chưa. Tại sao ư? Nếu bạn đã thực sự nghĩ ra một ý tưởng mà vẫn chưa có ai thực hiện trước đó, thì nó xứng đáng để bạn đầu tư thời gian vào. Trong hầu hết các trường hợp, những ý tưởng bạn nghĩ ra đều đã được thực hiện theo một vài hình thức nào đó.

Điều đó cũng không sao, bởi vì bạn luôn có thể làm ra sản phẩm tốt hơn. Ví dụ, có hàng ngàn ứng dụng về thời tiết ở ngoài kia, nhưng những ứng dụng mới vẫn được phát hành và vẫn thành công. Tại sao vậy? Bởi vì nhà phát triển đó đã thực hiện ý tưởng khác đi hoặc chia ứng dụng thành nhiều phần nhỏ hơn. Họ tìm kiếm một thị trường ngách thích hợp trong một tập người dùng rộng lớn, những người dùng đang tìm kiếm một cái gì đó khác biệt.

Một ứng dụng như Dark Sky hiển thị thông tin thời tiết được thiết kế một cách rất chuyên nghiệp. Nó có một tính năng nổi bật mà hầu hết các ứng thời tiết khác không có, đó là có thể dự đoán thời tiết đến từng phút. Vì vậy, nếu bạn có một ý tưởng đã có ai đó thực hiện trước, hãy cố gắng để lấp đầy một khoảng trống còn thiếu hoặc làm ra một tính năng mới.

Học lập trình iOS trực tuyến từ cơ bản đến nâng cao

Người ta có đang mua hoặc tìm kiếm những ứng dụng tương tự như vậy không?

Giống như bất kỳ công việc kinh doanh nào, tất cả cần phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng. May mắn thay, có một số cách để xem ứng dụng của bạn có được tìm kiếm và mong muốn bởi một số lượng người dùng hay không. Có các trang web hữu ích cho phép bạn duyệt dữ liệu liên quan đến yêu cầu bên trong app store.

Một trong những trang web này là trang AppAnnie. Nó cung cấp các phân tích ứng dụng miễn phí và dữ liệu thị trường, với một trong những tính năng miễn phí cho phép thấy những từ khóa đang nằm trong xu hướng hoặc đang được tìm kiếm nhiều nhất. Đó là một công cụ tốt để tìm ra một số từ khóa tiềm năng cho ứng dụng bạn, qua việc cân nhắc và xem xét những từ khóa mà người dùng đang sử dụng để tìm kiếm trong kho ứng dụng.

Học lập trình ứng dụng di động trực tuyến

Ý tưởng này có giải quyết một vấn đề hoặc đáp ứng một nhu cầu nào đó không?

Apple thường nhắc đi nhắc lại rằng các ứng dụng tốt nhất phải giải quyết một vấn đề nào đó và nó giải quyết vấn đề đó rất tốt. Không có gì bí ẩn về một phần mềm thành công cả, vì nó cung cấp một giải pháp cho một vấn đề của người dùng cuối. Khi bạn đang suy nghĩ về ứng dụng của mình, hãy chắc chắn rằng bạn có thể trả lời câu hỏi này mà không do dự.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm ra vấn đề nào mà ứng dụng của mình đang cố gắng giải quyết, đó là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn cần phải tinh chỉnh nó. Khi bạn biết rõ ứng dụng của mình cần giải quyết vấn đề gì, điều đó cũng có thể làm tăng tốc độ phát triển. Các quyết định thiết kế và phát triển sẽ trở nên dễ dàng hơn, phạm vi được đánh giá chính xác hơn và định hình cho người dùng cuối là chính xác hơn. Điều này giúp hình thành tuyên bố sứ mệnh của ứng dụng.

Tạo một tuyên bố sứ mệnh

Bước này rất quan trọng trong việc phát triển ứng dụng của bạn. Một tuyên bố sứ mệnh xác định trong một hoặc hai câu về việc ứng dụng của bạn sẽ làm gì. Nó không đi vào quá chi tiết, nhưng nó chạm vào ý tưởng lớn hay những tính năng quan trọng.

Ví dụ, giả sử bạn đang tạo ra một ứng dụng to-do list đơn giản (là một danh sách công việc phải làm). Quay trở lại với phần thảo luận trước đó của chúng ta về việc xác nhận ý tưởng của bạn, hãy giả sử bạn đã đưa ra một tính năng tuyệt vời mà chưa có ứng dụng to-do list nào trên thị trường có. Vì vậy, tuyên bố sứ mệnh của bạn có thể như sau:

"(Tên ứng dụng của bạn) là một to-do list nhỏ sử dụng (một số tính năng nổi bật nào đó)."

Tại một lúc nào đó bạn sẽ suy nghĩ về tập các tính năng cần thiết lập cho ứng dụng của mình. Khi quyết định nó bao gồm những gì, cái gì cần giảm bớt, hoặc để dành cho một bản cập nhật sau, hãy tự hỏi bản thân rằng liệu tính năng đặc biệt đó có hỗ trợ tuyên bố sứ mệnh hay không? Điều này giúp tránh việc ứng dụng có quá nhiều tính năng không cần thiết và giúp xác định khi nào thì ứng dụng của bạn sẵn sàng để ra lò.

Hãy xem xét nếu bạn đang tranh luận về việc bổ sung thêm phần lược đồ đa màu sắc cho ứng dụng của bạn. Trong ví dụ của chúng ta, bạn có thể hỏi rằng:

"Liệu việc có thêm tính năng hỗ trợ lược đồ đa màu sắc thì có giúp chương trình to-do list trở nên dễ sử dụng và tiện lợi hơn không?"

Nếu câu trả lời là không, nhưng tính năng đó vẫn có thể làm tăng thêm giá trị cho ứng dụng, thì bạn có thể hoãn lại việc thực hiện tính năng đó ở một bản cập nhật trong tương lai.

Biết rõ đối tượng người dùng của bạn

Sau khi bạn đã xác nhận một ý tưởng và có một tuyên bố sứ mệnh, đó là thời điểm tốt để bắt đầu suy nghĩ về người dùng của bạn. Một lần nữa, điều này cũng sẽ hỗ trợ việc phát triển tập các tính năng của ứng dụng. Hãy xem xét những người sẽ sử dụng nó, tuổi tác, nơi ở, và các thông tin nhân khẩu học nói chung.

Đối với bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có một số ứng dụng khác nhau có sẵn trong trên app store. Không phải bất kỳ người dùng nào cũng muốn có cùng trải nghiệm, mặc dù có thể họ đang tìm kiếm một ứng dụng để giải quyết cùng một vấn đề mà họ và nhiều người khác đang gặp phải. Sẽ không có ý nghĩa khi làm một trò game cho trẻ em có giao diện đồ họa phẳng và nhàm chán. Ngược lại, một người dùng lớn tuổi lại tìm thấy sự dễ chịu với phong cách thẩm mỹ đơn giản.

Khi bạn biết về đối tượng người dùng của mình, bạn cũng biết các mục tiêu mà họ có. Bạn biết những gì họ coi trọng, họ có thường xuyên sử dụng điện thoại di động hay không, liệu họ có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng điện thoại thông minh, v.v... Hãy truy cập liên kết này để giúp lập hồ sơ về khách hàng tiềm năng của mình và tìm ra những loại trải nghiệm nào mà họ có thể mong muốn trong một ứng dụng.

Khóa học "Lập trình di động iOS" hiện đã xây dựng chương trình từ cơ bản đến nâng cao phù hợp với mọi đối tượng từ chưa biết đến đã có kinh nghiệm lập trình

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Có những ứng dụng tương tự với ứng dụng mà bạn muốn thực hiện, khả năng có những ý kiến ​​phản hồi từ người dùng của những ứng dụng đó là rất cao. Dữ liệu này là rất quan trọng bởi vì bạn có thể nhìn thấy đối thủ của mình đang thành công nhờ tính năng nào, và quan trọng hơn là đang thất bại bởi nhược điểm gì.

Nếu người dùng có vẻ thích thú một tính năng đặc biệt nào đó của một thể loại ứng dụng, thì đó là một thông tin cho biết ứng dụng của bạn cũng nên có các chức năng tương tự.

Ví dụ bạn đang phát triển một ứng dụng về thời tiết, và sau khi đọc một số ý kiến ​phản hồi ​của các ứng dụng thời tiết phổ biến và bạn nhận thấy có một chủ đề chung. Tất cả người dùng đều thích thú một widget đi kèm với các ứng dụng đó để họ có thể nhanh chóng nhìn lướt qua các dự báo thời tiết. Bạn biết rằng đó là một tính năng chính cho các ứng dụng thời tiết, và bạn nên làm việc để đáp ứng nhu cầu đó của người dùng.

Ngược lại, một trong những lợi thế lớn nhất là biết những điểm còn thiếu sót của đối thủ cạnh tranh. Hãy chú ý vào các ý kiến review của sản phẩm đó và tạo ra một danh sách tất cả những điều mà người dùng đang mong chờ từ các ứng dụng này. Khi bạn đang hoàn thiện tập tính năng trong ứng dụng của mình, bạn sẽ cố gắng đưa vào các tính năng làm thỏa mãn nhu cầu mà chưa được đáp ứng bởi những ứng dụng khác ở ngoài kia.

Tạo ra một tập các tính năng

Tạo ra một tập các tính năng sẽ giúp bạn thuận lợi trong quá trình phát triển ứng dụng của mình. Có sự linh hoạt ở đây, những tính năng này có thể dao động trong suốt quá trình phát triển. Qua bản thử nghiệm beta hoặc một số cách thức khác, bạn sẽ phát hiện ra một số tính năng không hữu dụng hoặc không được thực hiện tốt để cung cấp lợi ích cho người dùng.

Khi tạo ra tập tính năng cho ứng dụng của bạn, hãy nhớ rằng mỗi một tính năng nên hướng về tuyên bố sứ mệnh của ứng dụng. Điều này sẽ giúp tránh được các tính năng phụ không có ích. Tập các tính năng không phải theo chiều sâu, và tôi thấy giá trị trong việc giữ chúng theo chiều rộng. Điều này giúp bạn tinh chỉnh chúng trong ứng dụng của mình thông qua quá trình phát triển.

Cũng không có gì sai khi có một danh sách rất nhiều các tính năng. Bạn có thể để dành nhiều ý tưởng cho một bản cập nhật sau này. Tập trung vào một số tính năng được phát triển trước để mang lại sự thích thú từ người sử dụng. Mặc dù nên nhớ, không quan trọng việc bạn có bao nhiêu tính năng, mỗi tính năng đó cần phải bổ sung vào trải nghiệm tổng thể của ứng dụng đó.

Tạo ra các mockup

Ở giai đoạn này, việc tạo ra các mockup để minh họa việc người dùng xài ứng dụng như thế nào sẽ giúp các nhà phát triển rất nhiều. Một số mockup cần chính xác đến chi tiết, trong khi những cái khác nên giữ nó ở một mức độ tổng quan.

Có nhiều công cụ có giá trị để sử dụng trong việc tạo ra các mockup, nhưng tôi thích nhất là Balsamiq. Công cụ này có thể giúp bạn tạo ra nguyên mẫu một cái gì đó ngay lập tức, do đó bạn có thể cảm nhận về cách ứng dụng sẽ làm việc. Nó có giá trị trong quá trình phát triển để có một điểm tham khảo về cách ứng dụng của bạn sẽ được điều hướng bởi người dùng cuối ra sao. Nó cũng hỗ trợ trong việc loại bỏ bất kỳ sự mơ hồ có thể tồn tại giữa một nhà thiết kế hoặc một nhà phân tích trải nghiệm người dùng và đội ngũ phát triển.

Học lập trình iOS online hiệu quả

Nghiên cứu công nghệ tiềm năng

Đây là một trong những bước yêu thích của tôi, có rất nhiều lựa chọn thú vị để sử dụng cho ứng dụng của bạn. Thậm chí rất nhiều các tùy chọn này hoàn toàn miễn phí. Một khi bạn biết về những thách thức mà mình sẽ phải đối mặt trong quá trình phát triển, việc tìm kiếm các công cụ thích hợp để giúp bạn vượt qua những trở ngại đó là chìa khóa thành công.

Ví dụ, rất nhiều ứng dụng đòi hỏi một phần backend ở một dạng nào đó. Một backend có thể giúp theo dõi các dữ liệu người dùng, cập nhật, hoặc xử lý các tính năng mạng xã hội mà rất nhiều ứng dụng đòi hỏi. Một sự lựa chọn phổ biến cho điều này là Parse, gần đây nó đã được mua lại bởi Facebook. Nó miễn phí đến một điểm nhất định, nhưng nếu bạn vượt qua điểm đó có nghĩa là ứng dụng của bạn đã rất phổ biến, đó là một vấn đề mà ai cũng mong mình gặp phải.

Học lập trình iPhone trực tuyến hiệu quả

Một nơi khác để tìm kiếm là github. Tôi thường xuyên duyệt qua các repositories trending về Objective-C và Swift để xem liệu có ai đó đã đưa ra một giải pháp cho một vấn đề tôi đang gặp phải hay không. Điều này có thể giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc phát triển ứng dụng của bạn và cũng cung cấp một kinh nghiệm học tập để xem các lập trình viên khác khắc phục vấn đề mà bạn đang gặp phải như thế nào.

Lặp lại, lặp lại, và lặp lại!

Thực tế đã luôn luôn tạo ra sự hoàn hảo, và việc tạo ra các ứng dụng mẫu cũng vậy. Quá trình này có thể sẽ khác nhau cho tất cả mọi người, nhưng các chủ đề được trình bày ở đây sẽ mang lại hữu ích ở một mặt nào đó. Đó là chìa khóa để bạn lặp lại quá trình phát triển của mình với từng dự án và tinh chỉnh nó khi cần thiết.

Bạn có thể khám phá ra rằng một số bước được cung cấp ở đây là không đủ thông tin hoặc chưa trả lời đủ các câu hỏi về ứng dụng mà bạn mong muốn. Dù sao đi nữa, hãy luôn chắc chắn cải thiện quy trình của mình và nhận ra luôn có những cách để cải thiện nó.

Những vấn đề cần suy nghĩ thêm

Tôi cũng muốn chỉ ra rằng mặc dù tôi khuyến khích việc nghiên cứu và lập kế hoạch trước khi bắt tay vào làm một ứng dụng, nhưng bạn cũng có thể mở Xcode lên và bắt tay vào thực hiện ngay một ý tưởng mà bạn có. Đối với một nhà phát triển, đôi khi cách đó mang lại cho bạn một sự sáng tạo to lớn để bắt đầu. Trong những tình huống này, tôi nhận thấy rằng bạn có thể thực hiện những dự án nguyên mẫu và rồi biến chúng thành một ý tưởng đầy đủ. Sau đó, bạn có thể đi qua các bước nêu ở trên.

Hy vọng rằng bạn sẽ tìm thấy một số bước hữu ích trong bài viết này. Rất nhiều nhà phát triển lại thích bắt tay vào viết code ngay, và nó có lợi là cung cấp một cấu trúc để hướng dẫn một ý tưởng hoàn chỉnh. Hãy nhớ rằng, không có hướng dẫn nào là hoàn hảo cho tất cả mọi người trong quá trình phát triển ứng dụng. Có lẽ bạn sẽ chỉ cần thực hiện một vài trong số các bước trên, hoặc kết hợp một vài trong số chúng lại với nhau. Nếu bạn có bất cứ kinh nghiệm hữu ích nào trước khi tạo một ứng dụng, thì hãy chia sẻ chúng trong phần bình luận phía dưới nhé!

Khóa học lập trình di động tại Techmaster:

Để cài đặt MacOSX lên phần cứng không phải Apple liên hệ chuyên gia cài Hackintosh:

  • Nguyễn Minh Sơn: 01287065634
  • Huỳnh Minh Sơn: 0936225565
  • Website: caidatmacos.com

Techmaster tuyển sinh khai giảng, mở lớp Lập trình di động iOS - khóa học dành cho người mới bắt đầu

Ưu đãi học phí cho học viên nữ, bộ đội xuất ngũ và đăng ký theo nhóm 2 người trở lên.

Chi tiết khóa học - tại đây.

 Liên hệ tư vấn, xếp lớp: Ms Mẫn - 0963023185 (zalo)