Lời bàn của người dịch:

Phát triển phần mềm linh hoạt (agile software development – gọi tắt là Agile) được áp dụng khá phổ biến tại các nước phương Tây, nhưng ở Việt Nam còn khá mới mẻ và có rất ít tài liệu tiếng Việt viết về nó. Vì vậy để góp phần ủng hộ Agile và đóng góp thêm một chút tài liệu tiếng Việt về chủ đề này, mình sẽ tiến hành dịch cuốn sách Agile in a Flash (mỗi tuần sẽ dịch một chương sách). Hy vọng rằng những bài dịch này sẽ mang lại cho độc giả một cái nhìn tổng quan về Agile. Trong quá trình dịch có vấn đề gì sai sót mong nhận được những phản hồi và góp ý của các bạn!

Agile là gì và tại sao tôi nên sử dụng Agile trong phát triển phần mềm?
Agile là gì và tại sao tôi nên sử dụng Agile trong phát triển phần mềm?
  • Tất cả chúng ta là một khối thống nhất
  • Bàn giao sản phẩm nhanh nhất có thể
  • Giảm thiểu rủi ro
  • Học hỏi, thích nghi, giao hàng!
  • Tự hào về nghề nghiệp của mình
  • Hoàn toàn minh bạch
  • Thích thú trong việc xây dựng sản phẩm

Tất cả chúng ta là một khối thống nhất. Hãy tưởng tượng rằng mọi sự xích mích biến mất và đội ngũ phát triển tập chỉ trung vào việc liên tục cung cấp những giá trị đến khách hàng!

Bàn giao sản phẩm nhanh nhất có thể. Bạn thường phát hành các phiên bản theo từng quý ư? Tốc độ kiểu đó thì quá chậm! Với vòng lặp phát triển, bạn có thể phát hành sản phẩm cứ vài tuần một lần hoặc thậm chí vài ngày một lần.

Giảm thiểu rủi ro. Chu kỳ phát hành ngắn cho phép bạn nhận được phản hồi thực sự của người dùng khá sớm trước khi bạn đầu tư quá nhiều vào một tính năng rủi ro.

Học hỏi, thích nghi, giao hàng! Ý kiến phản hồi từ người sử dụng thật sự sẽ giúp bạn điều chỉnh để thích với các thị trường đang thay đổi. Về mặt nội tại, bạn có thể tiếp tục cải thiện nhóm làm việc của mình thông qua hình thức họp rút kinh nghiệm.

Tự hào về nghề nghiệp của mình. Sử dụng các kỹ thuật thực hành agile như TDD (Test Driven Development), tái cấu trúc (refactoring), và kiểm thử tự động, bạn có thể tự hào về những sản phẩm ít lỗi mà mình phát hành.

Hoàn toàn minh bạch. Bạn không thể không thấy các biểu đồ được dán trên tường và bỏ lỡ các buổi thảo luận diễn ra liên tục trong một nhóm agile. Rõ ràng là các thành viên trong nhóm có và chia sẻ nhiều thông tin hơn trong các dự án không phải là agile (nonagile).

Thích thú trong việc xây dựng sản phẩm. Trong agile, tất cả mọi người đều có thể trải nghiệm sự phấn khích khi làm việc trong một nhóm đích thực luôn phát hành ra những sản phẩm tuyệt vời và có thể hoạt động được.

Các bài viết liên quan:

Các giá trị Agile, hay còn gọi là Tuyên ngôn Agile (Chương 2 cuốn sách Agile in a Flash)